Hỏi đáp: chào bác sĩ! Con trai ẹm 5 tuổi, sức khỏe bình thường, gần 02 tháng nay cháu có biểu hiện bệnh như sau: cháu đùa giỡn quá mức hay cháu trung tiện thì có són ít phân ra quần dù cháu không bị tiêu chảy....
chào bác sĩ! Con trai ẹm 5 tuổi, sức khỏe bình thường, gần 02 tháng nay cháu có biểu hiện bệnh như sau: cháu đùa giỡn quá mức hay cháu trung tiện thì có són ít phân ra quần dù cháu không bị tiêu chảy....
Câu hỏi
chào bác sĩ! Con trai ẹm 5 tuổi, sức khỏe bình thường, gần 02 tháng nay cháu có biểu hiện bệnh như sau: cháu đùa giỡn quá mức hay cháu trung tiện thì có són ít phân ra quần dù cháu không bị tiêu chảy. Bác sĩ cho em hỏi cháu bị bệnh lý gì và cách điều trị? Em xin cảm ơn bác sĩ!
Tình trạng són phân không kiểm soát có rất nhiều nguyên nhân, nếu tình trạng đã kéo dài 2 tháng thì cần đưa cháu đến bệnh viện để khám:
Khám thực thể bao gồm quan sát vùng hậu môn, xung quanh hậu môn và sinh dục để phát hiện trĩ, nhiễm trùng và các tình trạng khác. Dùng kim hoặc que thăm để kiểm tra sức co của cơ vòng và hậu môn, cũng như kiểm tra tổn thương dây thần kinh. Thăm trực tràng để đánh giá lực của cơ vòng và những bất thường ở trực tràng.
Một số xét nghiệm giúp phát hiện nguyên nhân gây đại tiện không tự chủ gồm:
Đo áp lực hậu môn.
Siêu âm đại trực tràng.
Chụp X quang trực tràng.
Soi trực tràng-đại tràng sigma
Ghi điện cơ đồ vùng hậu môn.
Điều trị
Tuy theo nguyên nhân, điều trị có thể gồm:
Thay đổi chế độ ăn
Dùng thuốc: thuốc chống tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân hoặc một số loại thuốc khác
Một số bài tập đặc biệt giúp kiểm soát nhu động ruột tốt hơn
Phẫu thuật
Phòng bệnh
Tuy theo nguyên nhân, có thể phòng ngừa bệnh thông qua:
Giảm táo bón: Năng vận động hơn, ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước là những lời khuyên để giảm táo bón.
Phòng chống tiêu chảy: Việc loại trừ nguyên nhân gây tiêu chảy, ví dụ điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể giúp ngăn ngừa tình trạng đại tiện không tự chủ.
Tránh rặn lâu: Rặn lâu khi đi ngoài có thể làm yếu cơ vòng hậu môn, vì vậy nên tránh rặn khi có thể.