chào bác sĩ!rnvợ tôi năm nay 28 tuổi chúng tôi đã có 2 con gái. hiện nay chúng tôi muốn kế hoạch nên đã đọc một số b&agr...
Câu hỏi
chào bác sĩ!rnvợ tôi năm nay 28 tuổi chúng tôi đã có 2 con gái. hiện nay chúng tôi muốn kế hoạch nên đã đọc một số bài báo nói về phương pháp tránh thai, và thấy có một số bài nói về phương pháp đặt que tránh thai trên cánh tay. tôi muốn hỏi bác sĩ về những ưu nhược điểm của phương pháp này, và tôi đang ở hải dương thì tôi có thể đến địa chỉ nào để tham khảo.rntôi xin trân thành cảm ơn bác sĩ!
Cấy que tránh thai cũng là một trong những biện pháp tránh thai có hiệu quả cao và được khá nhiều chị em sử dụng. Que cấy tránh thai là một que nhỏ chứa hormone progesterone và được cấy vào dưới da để tránh thai. Hormone sử dụng trong que cấy tránh thai là progesterone: levonorgestrel hay etonogestrel. Số lượng que cấy có thể từ 1 đến 6 que tùy loại.
Hoạt động của que cấy tránh thai là hàng ngày, que sẽ tiết ra hormone progesteron có tác dụng ngăn cản quá trình rụng trứng. Mặt khác, que cũng "củng cố" nút nhày ở cổ tử cung, không cho tinh trùng đi vào đó. Mỗi lần cấy que tránh thai có thể đạt hiệu quả từ 3-5 năm.
Mỗi lần cấy que chỉ mất vài phút (mất 1,5 phút để đặt vào và 3,5 phút để tháo ra) và được thực hiện từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt. Khi thực hiện cấy que chỉ cần gây tê tại chỗ.
Phương pháp này có thể có lợi cho những chị em không thích hợp với việc dùng các loại thuốc tránh thai (có chứa oestrogene và progesteron), những người bị bệnh tim mạch, hút thuốc hoặc không muốn áp dụng phương pháp đặt vòng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp với việc cấy que tránh thai và việc cấy que lúc nào cũng thuận lợi. Rất nhiều chị em gặp phải những tác dụng phụ sau khi cấy que, bao gồm: rối loạn chu kì kinh nguyệt (không thấy kinh hoặc thấy ít, rong kinh), chóng mặt, chảy máu thường xuyên...
Bạn nên đến bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc bệnh viện chuyên sản phụ khoa để được tư vấn cụ thể.