Có hai yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao là gen di truyền và hoàn cảnh sống (chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao). Muốn phát triển chiều cao, cơ thể phải khỏe mạnh và phải tạo ra cho mình có hoàn cảnh sống thật tốt - tức là chú ý vấn đề dinh dưỡng hợp lý và tích cực rèn luyện thể dục thể thao để cho tiềm năng chiều cao được phát huy đầy đủ. Theo các nghiên cứu khoa học thì tuổi ngừng phát triển chiều cao là 22 tuổi. Tuy nhiên với sự hướng dẫn của các bác sĩ kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý thì vẫn có thể cải thiện chiều cao một cách tự nhiên ở lứa tuổi này.
Trong giai đoạn cơ thể đang lớn, muốn phát triển chiều cao tốt, không nên ăn uống kiêng cữ, chế độ ăn phong phú, ăn được nhiều thứ để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Cần đặc biệt lưu ý ăn đủ lượng protein và canxi cần cho việc phát triển của xương.
Những thực phẩm giàu protein là thịt nạc, cá, trứng, sữa, các hạt họ đậu nhất là đậu nành... Thực phẩm giàu canxi là sữa, cá hộp nguyên xương, cá nhỏ kho nhừ ăn cả xương, tôm, cua, ốc, rau xanh... Đặc biệt là sữa có nhiều canxi rất dễ hấp thụ lại nhiều protein, nên duy trì lượng sữa uống đều đặn hằng ngày.
Tăng cường luyện tập các môn thể thao như:nhảy cao, nhảy xa, đánh đu...Tuy nhiên, nếu chỉ tập TDTT nhẹ nhàng trong một thời gian ngắn (như tập thể dục buổi sáng, đi bách bộ, tắm), cũng như khi tập quá lâu, quá nặng nhọc (thí dụ chạy ma - ra - tông, cử tạ...) thì không thúc đẩy phát triển chiều cao. Mặt khác, cũng cần coi trọng giấc ngủ, vì quá trình phát triển chiều dài xương trẻ em diễn ra vào ban đêm. Ngoài ra hiện nay trên thị trường có một số thuốc làm tăng chiều cao, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.