Hỏi đáp: cháu chào bác sĩ ạ. rncháu năm nay 18t, mấy hôm nay cháu thấy có những nốt đỏ xuất hiện ở dưới lòng bàn chân, và xuất hiện ng...

cháu chào bác sĩ ạ. rncháu năm nay 18t, mấy hôm nay cháu thấy có những nốt đỏ xuất hiện ở dưới lòng bàn chân, và xuất hiện ng...

Câu hỏi

cháu chào bác sĩ ạ. rncháu năm nay 18t, mấy hôm nay cháu thấy có những nốt đỏ xuất hiện ở dưới lòng bàn chân, và xuất hiện ngày càng nhiều ở quanh ngón chân cái của cháu. những nốt đỏ này ít ngứa, có nốt ẩn ở dưới da, có nốt thì trông như mụn nước. liệu có phải đó chỉ là mụn nước thông thường không ạ? chân cháu ngày trước bị nước ăn chân nhiều nên bây giờ da chân cháu khô và bong tróc nhiều ở các ngón chân và lòng bàn chân. liệu nó có liên quan gì không ạ bác sĩ? cháu lo quárncháu có 1 câu hỏi nữa ạ : chân cháu ngày trc do đi giày không hợp nên có 1 vết chai ở đúng ngón chân cái đó. cháu không thích nên đã bóc những lớp da ngoài vết chai đi nên bị chảy máu ở đó. vết chai đó gây khó khăn cho việc đi lại của cháu, vì cứ dẫm chân là đau. bây giờ thì đỡ rồi vì nó không còn chảy máu nữa. nhưng sau này có việc gì xảy ra không ạ? rncháu cám ơn bác sĩ nhiều.
Phan Thu Trang
Sức khỏe

Trả lời

Chào bạn
Những triệu chứng trên cho thấy bạn đang bị bệnh chàm đầu chi.
Biểu hiện chung: ngứa ngáy, khó chịu; mụn nước thành từng mảng, giới hạn không rõ, tiến triển thành từng đợt, dai dẳng và hay tái phát.
Bệnh thường tiến triển theo từng giai đoạn. Lúc đầu, mụn nước mọc rải rác hoặc tập trung ở rìa các ngón chân, tay hoặc kẽ chân với kích thước nhỏ như đầu đinh ghim, đôi khi to rõ như bọng nước, gây ngứa ngáy trên da. Mỗi đợt có thể kéo dài từ một vài ngày đến một vài tuần.
Mụn nước có thể vỡ đi do bệnh nhân gãi hoặc vỡ tự nhiên. Đến giai đoạn này, mảng chàm lỗ chỗ nhiều vết trợt hình tròn còn gọi là giếng chàm (giai đoạn này dễ bị bội nhiễm). Huyết thanh chảy ra ngoài, nếu lấy bông hay giấy đắp lên thì huyết thanh sẽ tạo thành một mảng dày.
Dần dần, sự xuất tiết giảm, vảy tiết khô đọng rồi bong ra để lộ lớp da nhẵn bóng mỏng. Lớp da vừa tái tạo, tự rạn nứt, bong thành mảng dày hoặc vụn như cám, hoặc da dày lên, tăng sắc tố, có kẻ ô gọi là liken hóa.
Sau một thời gian khá lâu nếu không có mụn nước tái phát, da sẽ trở lại bình thường không có sẹo, bởi vì tổn thương ở lớp thượng bì.
Với bệnh chàm này, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc bôi, uống. Không nên tự mua thuốc về bôi vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Bên cạnh đó, bạn nên tránh các loại chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa bát nên dùng muối, cồn, ôxy già để rửa. Người bệnh cũng nên tránh những loại giày dép có màu và cứng gây chà sát lên vùng da bị chàm. Không được tự ý bóc da hay kỳ cọ sẽ dễ gây bội nhiễm.
Còn về vết chai ở chân của bạn, bạn có thể ngâm nước ấm có pha muối mỗi đêm để làm mờ các vết chai rất hiệu quả, bạn nên hạn chế bóc tách các lớp da vì sẽ rất dễ gây nhiễm trùng.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

tuvansuckhoe24h.com.vn
18/02/2013

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/10709/chu-cho-bc-si-a-rnchu-nam-nay-18t-may-hm-nay-chu-thay-c-nhung-n...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận