Chào bạn,
Để điêu trị bệnh viêm tai giữa cần có thời gian và phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh, chăm sóc sức khỏe của mẹ, sức đề kháng của trẻ.
Tôi cung cấp cho bạn thêm một số thông tin khi điều trị viêm tai giữa:
Điều trị:
Có nhiều cách chữa viêm tai tùy theo tuổi của trẻ nhỏ, bệnh sử và loại nhiễm trùng.
Nếu trẻ nhỏ khó chịu, bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như paracetamol.
Nếu em không bị chảy mủ lỗ tai hay đã từng đặt ống trong tai, bác sĩ có thể cho một loại thuốc nhỏ tai để giảm đau.
Bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc kháng sinh, nên uống cho hết thuốc để chắc chắn là đã hết nhiễm trùng.
Nếu viêm tai do siêu vi, kháng sinh sẽ không làm trẻ hết bệnh nhanh hơn.
Ngược lại dùng quá nhiều kháng sinh có thể tạo ra những vi trùng kháng thuốc rất nguy hiểm.
Đặt ống trong tai: nếu trẻ nhỏ bị chất nhầy tích tụ sau màng nhĩ quá lâu khiến trẻ nghe không rõ, hoặc
trẻ bị viêm tai rất nhiều lần, có thể bác sĩ sẽ đề nghị cho trẻ đặt ống trong tai. Bác sĩ Tai mũi họng sẽ rạch một đường nhỏ nơi màng nhĩ và đặt một ống nhỏ vào đó. Ống này làm chất nhầy sau màng nhĩ chảy ra ngoài và giúp thăng bằng áp suất giữa tai ngoài và tai giữa., trẻ sẽ nghe lại được ngay. Trong vòng khoảng 1 năm, ống này sẽ tự động rơi ra và màng nhĩ tự lành. Trong thời gian chờ đợi, nếu trẻ đi bơi, sẽ phải bịt tai lại bằng “ear plug” và tránh đừng cho nước vào tai khi tắm hay gội đầu.
Vài trẻ vẫn tiếp tục bị viêm tai sau khi ống rơi ra, trường hợp này, trẻ sẽ phải đặt ống lại.
Phòng ngừa:
- Dù trẻ có bị tái phát hay không các mẹ luôn ý thức phòng bệnh là tốt nhất, bởi vì bất kỳ dịch lỏng nào chảy vào tai giữa là trẻ bị viêm ngay:
- Đầu tiên phải giữ vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ.
- Nếu trẻ đang ở tuổi ăn dặm, các mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn nằm, vì rất có thể khi trẻ ho, sặc, thức ăn dạng lỏng dễ tràn lên tai giữa.
- Nếu trẻ bị nôn, đặt trẻ nằm gối cao để dịch nôn không trào ngược vào tai giữa.
- Nếu trẻ hay bị chảy nước mũi, ho có đờm cần phải điều trị khỏi dứt điểm. Với trẻ nhỏ thì dùng dụng cụ hút sạch nước mũi. Trẻ lớn hơn thì hướng dẫn cách xì mũi, khạc đờm là tốt nhất. Tuy nhiên, cũng phải tầm hai tuổi bé mới làm được việc này.
- Trong điều kiện thời tiết mùa đông khô hanh như ở miền bắc thì các mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào hốc mũi cho trẻ mỗi ngày để đường mũi được thông thoáng, đỡ viêm nhiễm. Mỗi sáng nhỏ vài giọt vào sâu trong miệng để sát trùng họng cho trẻ. Tuy nhiên, vào mùa đông bạn nên làm ấm dung dịch trước khi nhỏ sẽ tốt hơn.
- Không để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá hay người mắc bệnh về đường hô hấp vì trẻ nhỏ sức đề kháng yếu dễ lây bệnh.
Chúc cháu mau hồi phục bệnh!