Chào bạn!
Các biện pháp điều trị cần căn cứ vào từng giai đoạn và mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Ở giai đoạn viêm tuyến thanh dịch có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng toàn thân và tại chỗ, có thể kết hợp kháng sinh chống nhiễm trùng Gram (-) và Gram (+), chọn loại kháng sinh thải trừ qua tuyến nước bọt, trong đó có Erythromycine.
- Cho thuốc kích thích nước bọt Pilocarpin 1%: Cho uống 6 – 10 giọt trước bữa ăn, ngày uống 2 làn, mỗi đợt dùng 5 – 7 ngày. Ngậm chanh thái lát hàng ngày.
- Dùng các thuốc chống viêm, giảm đau, chống phù nề do viêm nhiễm.
- Kết hợp với lý liệu pháp bằng cách xoa nhẹ trên tuyến với dầu long não 1%.
Điều trị một đợt 7 – 10 ngày tia hồng ngoại và sóng ngắn.
Bơm rửa tuyến qua ống Sténone sau 2 – 3 ngày dùng thuốc làm tăng tiết nước bọt. Rửa hàng ngày hệ thống tuyến bằng dung dịch Novocain 0.25 – 0,5% hâm ấm 37 – 45%. Sau khi bơm rửa 2 lần, bơm vào tuyến 2ml kháng sinh để chống nhiễm trùng tại chỗ. Hiện nay ít dùng vì mỗi lần chọc như vậy sẽ làm chấn thương, xây xát ống tuyến. Bên cạnh đó còn có nguy cơ đẩy vi khuẩn vào sâu thêm. Tốt nhất vẫn là dùng các biện pháp tăng cường tiết và đẩy nước bọt từ trong tuyến ra.
- Trong giai đoạn viêm tuyến hoá mủ hoặc viêm hoại tử tuyến áp dụng các phương pháp điều trị sau:
Dùng thuốc kháng sinh liều cao kết hợp, nếu cần cấy trùng làm kháng sinh đồ và dùng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.
Điều trị triệu chứng: Chống viêm, giảm đau, dùng các thuốc và truyền dịch nâng đỡ cở thể. Trong những trường hợp nhiễm rùng nhiễm độc nặng, cơ thể yếu, có thể dùng γ globulin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trích rạch tháo mủ được chỉ định trong những trường hợp viêm tuyến hoại tử đã thấy dấu hiệu có ổ mủ rõ. Chỉ định trích tháo mủ vào tuyến cần thận trọng cân nhắc kỹ vì dễ bị dò tuyến. Tuy nhiên trong trường hợp có mủ kết hợp với trường hợp nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân thì chỉ định trích tháo mủ dẫn lưu là tuyệt đối. Sau trích tháo mủ ổn định, bơm rửa loại hết mủ khoảng 3 – 4 ngày mới chỉ định điều trị lý liệu kết hợp.
Nếu có biến chứng bất thường, tuỳ theo trường hợp cụ thể mà xử lý cho phù hợp và hiệu quả.
Phòng bệnh: Biện pháp dự phòng đầu tiên đối với viêm tuyến không đặc hiệu là thường xuyên về sinh răng miệng, lấy cao răng, loại trừ ổ nhiễm trùng tiềm tàng, điều trị viêm quanh răng và các bệnh mũi họng khác.
Đối với những bệnh nhân sau mổ đường tiêu hoá, đặc biệt những bệnh nhân suy mòn, chú trọng vệ sinh răng miệng kết hợp xoa bóp tuyến, dùng các quả chua kích thích tăng tiết nước bọt nhẹ.
Cần tránh những yếu tố kích thích nóng lạnh đột ngột, khi thay đổi thời tiết cần giữ ấm mặt và vùng tuyến đối với những người có mẫn cảm.
Chúc sức khỏe!