thưa bác sĩ - cháu năm nay 24 tuổi - cháu mới lập gia đình và mang thai tháng thứ 4 - cách đây 1 tuần cháu bị sưng 1 bên m...
Câu hỏi
thưa bác sĩ - cháu năm nay 24 tuổi - cháu mới lập gia đình và mang thai tháng thứ 4 - cách đây 1 tuần cháu bị sưng 1 bên mông cạnh hậu môn - làm cháu sinh hoạt rất khó - đi lại, ngồi, nằm đều rất đau - sau đó 5 ngày thì chỗ sưng bể mủ - và tạo 1 lỗ nhỏ cạnh hậu môn - cháu đi khám thì bác sĩ nói là cháu bị áp xe cạnh hậu môn - và cho cháu thuốc bôi - thuốc ngâm rửa hậu môn - nhưng chỗ miệng áp xe vẫn chảy mủ - nhưng ko chảy đặc mà rất lỏng - và chỗ lần trước sưng nay hình như muốn sưng lại - làm cháu rất đau - cháu pha nước ấm với thuốc sát trùng rửa nhiều lần trong ngày - nhưng vẫn ko bớt - mong bác sĩ cho cháu lời khuyên - cháu xin chân thành cảm ơn
Áp-xe cạnh hậu môn là ổ mủ nhiễm trùng nằm cạnh hậu môn hay trực tràng. Rò cạnh hậu môn là 1 đường hầm nhỏ nối tuyến hậu môn bị nhiễm trùng thông với da mông bên ngòai hậu môn, thông thường rò xuất hiện sau áp-xe.
Các tuyến hậu môn nhỏ tiết nhày, khi bị tắc nghẽn nhiễm trùng bộc phát có thể tạo thành ổ mủ. Túi mủ này phát triển trong mô lỏng lẻo vùng mông và có thể phá ra ngòai da. Một số bệnh lý như viêm đại tràng hay viêm đường ruột có thể gây bệnh dễ dàng hơn.
Sau khi dẫn lưu áp xe, có thể vẫn còn tồn tại 1 đường hầm nốituyến hậu môn bị nhiễm trùngđó với da bên ngòai. Chảy dịch liên tục từ 1 lổ bên cạnh hậu môn cho thấy tồn tại đườngrò cạnh hậu môn. Nếu lổ ngòai bị lành bít lại thì dịch tích tụ lại tạo áp xe tái phát.
Áp xe được điều trị bằng dẫn lưu mủ từ ổ áp xe ra ngòai, tạo lổ mở bên cạnh hậu môn để giảm áp lực. Thường có thể thực hiện dưới gây tê tại chổ, những ổ áp xe lớn và sâu hơn có thể được dẫn lưu dưới gây tê vùng hay gây mê. Những bệnh nhân nguy cơ nhiễm trùng cao hơn như suy gỉam miễn dịch, tiểu đường cần phải dùng thêm kháng sinh đường tòan thân. Kháng sinh không thể thay thế dẫn lưu mủ, do kháng sinh không thể đi vào vách ổ áp xe được.
Việc điều trị trong thời gian đang mang thai tuyệt đối phải theo chỉ định của bác sĩ trực tiếp thăm khám cho bạn. Bạn nên trao đổi tình trạng của bạn với bác sĩ để được tư vấn cũng như giúp cho quá trình điều trị được thuận lợi.