Sách PDF: Điều chỉnh lãi suất và tỷ giá: Vì sao phải can thiệp mạnh ?

Điều chỉnh lãi suất và tỷ giá: Vì sao phải can thiệp mạnh ?
Microsoft Word
3

Giới thiệu tóm tắt

Sẽ tập trung ngoại tệ về ngân hàng Theo Thống đốc, việc điều chỉnh tỷ giá lần này vẫn nằm trong định hướng không phá giá VND, mà điều chỉnh theo quan hệ lãi suất, cán cân thanh toán, lạm phát… Ngân hàng Nhà nước đứng trước lựa chọn điều chỉnh nhanh hoặc "mềm". "Điều chỉnh nhanh thì có cái lợi của nó. Điều chỉnh nhanh là phải can thiệp. Còn điều chỉnh mềm thì không can thiệp, nhưng nó có cái là tạo tâm lý kỳ vọng, người ta sẽ chờ đợi không biết Thống đốc sẽ điều chỉnh lúc nào. Lần này chúng tôi quyết định điều chỉnh nhanh", Thống đốc giải thích. Ở lần điều chỉnh này, tỷ giá liên ngân hàng được tăng trực tiếp, trong khi biên độ lại thu hẹp còn +/-3% thay cho +/-5% hiện hành. Qua lần này, VND mất giá 3,44%, và theo lời ông Giàu là để can thiệp mạnh và bảo vệ tỷ giá. Đi cùng với chính sách, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã ngồi lại với đại diện 5 ngân hàng lớn, thảo luận với lãnh đạo các ban ngành chức năng để cùng triển khai các giải pháp hỗ trợ khác. Bên cạnh điều chỉnh tỷ giá, cơ quan chức năng sẽ rà soát lại thuế suất nhập khẩu để có điều chỉnh phù hợp. Bộ Công Thương sẽ xem xét lại những mặt hàng nhập khẩu không cần thiết để hạn chế, giảm bớt tác động đến nhập siêu. Thủ tướng cũng sẽ tác động đến những tập đoàn xuất khẩu có ngoại tệ lớn để tập trung ngoại tệ về ngân hàng. Còn những tác động chính của lần điều chỉnh này, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho rằng: có hai điểm bất lợi cần lưu ý.

Nguồn: docs.4share.vn/docs/5480/Dieu_chinh_lai_suat_va_ty_gia_Vi_sao_phai_can_thiep_manh_.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận