Nước Việt Nam là một đất nước chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc bởi quả trình đồng hóa trên tất cả các phương diện của chúng, nền tư tưởng chính trị nho giáo đã trở thành khuôn mẫu chuẩn mực trong các quan hệ xã hội. Tuy hình thái kinh tế xã hội phong kiến và những tàn dư về mặt chính trị đã khép lại hơn nửa thế kỉ nhưng những quan niệm những định kiến hình thành trong giai đoạn đó vẫn còn dai dẳng cho đến ngày hôm nay. Một trong những định kiến đó chính là việc coi thường vị thế và tầm quan trọng của phụ nữ, "trai thì năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng", hoặc tài sản trong gia đình là thuộc về người đàn ông , người phụ nữ mặc nhiên không có quyền được sở hữu chúng cho dù chính họ làm ra, một khi người chồng chết đi, nếu muốn đi bước nữa người phụ nữ phải ra đi trắng tay, không được mang theo bất cứ tài sản nào khác. Kể từ sau Cách mạng tháng Tám vị thế và sức ảnh hưởng của người phụ nữ trong xã hội đã nâng lên một tầm cao mới. Cũng từ đó quyền và lợi ích hợp pháp của họ đã được xác lập và được bảo hộ bởi pháp luật. Ngày nay khi xã hội Việt Nam đã có nhiều bước chuyển biến nhất là trong nền kinh tế, từ nền kinh tế quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường , thì những vấn đề xã hội như hôn nhân và gia đình cũng ngày một phức tạp hơn. Quan niệm về hôn nhân cũng vì thế mà mở rộng hơn, một khi tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì vợ và chồng có thể li hôn để đảm bao cho cuộc sống của cả hai và của con cái. Khi li hôn xảy ra phần lớn sự thiệt thòi thuộc về người phụ nữ, kể cả về vật chất lẫn tinh thần, chính vì vậy đặt ra một vấn đề là làm sao để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn.