CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦUI. Đặt vấn đềMuốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần đưa ra các chiến lược kinh doanh tốt và phù hợp với tình hình thực tế. Để có thể đưa ra một chiến lược kinh doanh tốt thì người đứng đầu công ty phải nắm rõ 6 yếu tố: Product (Sản phẩm), Place (Phân phối), Price (Giá), Promotion (Chiêu thị), People (Con người) và Processes (Quy trình).Yếu tố phản ánh hiệu quả trực tiếp các hoạt động của bộ phận bán hàng, mà công việc chủ yếu của họ là cung cấp sản phẩm cho khách hàng muốn mua đúng thời hạn và số lượng yêu cầu – Phân phối (Place). Phân phối đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp phải coi việc xây dựng kênh phân phối hiệu quả là chiến lược lâu dài chứ không phải ngắn hạn. Nếu không tổ chức được kênh phân phối tốt, thì cho dù doanh nghiệp tốn hàng tỉ đồng cho các hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm... cũng khó có thể đạt được doanh số như mong muốn. Quản lý tốt một kênh phân phối là một trong những công việc quan trọng, đòi hỏi các bộ phận quản lý phải tiến hành nhiều nghiệp vụ phức tạp.Do đó, mỗi công ty cần xây dựng cho mình một kênh phối mạnh mẽ góp phần tăng chỉ tiêu kinh doanh cho công ty.Tập đoàn Micheline, một trong những tập đoàn lớn trong hoạt động sản xuất lốp xe ôtô. Hiện đã và đang có mặt trên nhiều nước trên thế giới. Ngày 3/11/2009, Tập đoàn Michelin khai trương Công ty Michelin Việt Nam nhằm bắt kịp xu hướng phát triển nhanh về nhu cầu sử dụng lốp xe, cũng như những bước tiến của Việt Nam trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.Từ năm 2003, nhận thức được thị trường về sản phẩm lốp ô tô đầy tiềm năng, Bộ Công Nghiệp duyệt dự án đầu tư dây chuyền lốp xe ô tô chuyên dụng hướng tới các dòng xe được sử dụng trong các ngành khai thác mỏ, xây dựng, thủy lợi, thủy điện ..Thêm vào đó, sáng 6/5/2011, tại Khu công nghiệp Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe tải Radial công suất 600.000 chiếc/năm.Hướng tới xây dựng hệ thống quản lý một kênh phân phối lốp xe ôtô cho thị trường trong nước, nhằm tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí kho bãi mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty cũng như cho phép mở rộng thị trường kinh doanh cho công ty. Đó là ý tưởng và cũng là lựa chọn để xây dựng đề tài tốt nghiệp của nhóm chúng tôi.II. Mục đích và ý nghĩaII.1. Mục đíchHệ thống phục vụ quản lý việc đặt hàng và phân phối lốp xe ôtô cho các đại lý trên phạm vi cả nước được xây dựng với những mục đích chính sau:1. Bộ phận lập lên kế hoạch có thể đưa ra kế hoạch mua hàng về cho doanh nghiệp theo năm, quý và theo tháng.2. Người quản lý nắm được quá trình hoạt động trong toàn bộ hệ thống kinh doanh của mình.3. Hệ thống có thể quản lý được các kho ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Khi khách hàng đăng kí địa điểm nhận hàng thì sẽ tùy theo từng vùng mà kho nào sẽ cung cấp cho khách hàng tại địa điểm đó. Bao gồm việc cân đối nguồn hàng giữa 3 kho với nhau, và quan tâm đến thứ tự ưu tiên khi đặt hàng.4. Bộ phận điều phối trong hệ thống đảm bảo việc tìm kiếm nguồn hàng và lưu trữ các hóa đơn mua hàng.5. Thủ kho quản lý nguồn hàng trong kho và nhận hàng kèm hóa đơn mua hàng từ bộ phận điều phối.6. Khách hàng và đại lý của hệ thống có thể đặt hàng theo hóa đơn gửi đến bộ phận xử lý đơn đặt hàng.II.2. Ý nghĩaXây dựng một hệ thống nhằm quản lý việc mua bán và phân phối lốp xe ô tô tối ưu, hiệu quả hơn trong phạm vi kinh doanh cả nước. Dựa vào đó, cho phép doanh nghiệp thống kê số liệu dễ dàng hơn, có thể vạch ra được các chiến lược kinh doanh đúng đắn, giảm chi phí nhân công, kho bãi, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, cho phép mở rộng thị trường.Nâng cao khả năng tư duy, phân tích logic cũng như học cách làm việc theo nhóm để xây dựng nên một chương trình hoàn chỉnh, phục vụ thiệt thực cho ngành kinh doanh.III. Các vấn đề khó khăn đang gặp trong thực tế hiện tại và đề xuất giải pháp khắc phụcIII.1. Các vấn đề khó khăn đang gặp trong thực tế hiện tạiQua khảo sát thực tế, các vấn đề đau đầu của các doanh nghiệp phân phối thường gặp phải đó là: Vấn đề 1: Khó khăn trong việc xây dựng và quản lý kênh phân phối Phân phối có thể là khía cạnh rắc rối nhất trong công tác marketing. Một sản phẩm phải tìm đường từ nhà sản xuất đến người sử dụng cuối cùng qua một hoặc nhiều kênh phân phối.Phương pháp đơn giản nhất là bán hàng hóa cho một công ty thương mại. Công ty này có trách nhiệm đưa hàng hóa đó đến khách hàng. Nhưng sự thu xếp này không phải lúc nào cũng trong tầm kiểm soát của bạn.Phương pháp phức tạp nhất, nhưng lại là phương pháp giúp công ty có thể nắm quyền kiểm soát nhiều nhất, là thiết lập mạng lưới phân phối ở thị trường mục tiêu, bằng cách thông qua một công ty con tại nước sở tại với đội ngũ nhân viên địa phương biết ngôn ngữ và am hiểu thị trường cũng như văn hóa kinh doanh. Phương pháp này đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về vốn và năng lực quản lý. Vấn đề 2: Khó khăn trong việc xử lý đơn hàng Quá trình xử lý các đơn đặt hàng của đại lý cũng tốn nhiều thời gian. Bộ phận xử lý đơn hàng khó nắm bắt được tình hình thực tế của nguồn hàng trong kho cho việc xử lý đơn hàng. Vấn đề 3: Khó khăn quản lý số lượng lớn sản phẩm trong kho Quản lý nguồn hàng trong kho gặp nhiều khó khăn với những đơn hàng nhập xuất lớn, dễ gây thất thoát, nhầm lần. Cũng như chi phí kho cho việc bảo quản hàng hóa. Đồng thời danh mục sản phẩm của công ty nhiều, việc quản lý và bố trí sản phẩm cũng là một vấn đề lớn với bộ phận quản lý kho. Vấn đề 4: Khó khăn trong việc điều phối hàng nội bộ Việc điều phối hàng qua lại giữa các kho trong nội bộ công ty cũng gặp nhiều bất cập. Ban quản lý công ty khó nắm bắt được tình hình lượng hàng thực tế của từng kho. Vấn đề 5: Khó khăn khi xây dựng kế hoạch công ty Việc theo dõi các số liệu thống kê nhập xuất, lượng hàng tồn trong kho hiện tại hay doanh số bán hàng của công ty góp phấn không nhỏ trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh, cũng như cập nhật kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế hiện tại cũng gặp nhiều khó khăn. Vấn đề 6: Khó khăn trong việc đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch Đảm bảo theo dõi chính xác việc thực hiện kế hoạch của nhân viên so với kế hoạch của công ty đưa ra. Hay khả năng mở rộng thị trường trong từng năm. Cũng như cho phép đánh giá được các đại lý tiềm năng lớn với công ty. Vấn đề 7: Khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên cũng là một vấn đề khó khăn mà mỗi doanh nghiệp đang gặp phải.
|