Sách PDF: Công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

Công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long
Microsoft Word
69

Giới thiệu tóm tắt

Việc thẩm định dự án đầu tư một cách có khoa học để ra quyết định cấp vốn chính xác sẽ tác động trực tiếp đến kết quả họat động kinh doanh và uy tín của Ngân hàng MHB. Do vậy , ngân hàng áp dụng đa dạng nhiều phương pháp thẩm định dự án, kết hợp với kinh nghiệm cá nhân của đội ngũ cán bộ thẩm định của ngân hàng để có thể đánh giá các dự án khoa học và chính xác nhất. Nói chung, ngân hàng MHB hiện nay đang áp dụng những phương pháp thẩm định cụ thể như sau: a. Phương pháp đánh giá, so sánh đối chiếu các chỉ tiêu Phương pháp đánh giá, so sánh đối chiếu các chỉ tiêu là phương pháp thẩm định cơ bản nhất thường xuyên được áp dụng cho quá trình thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng MHB. Nội dung của phương pháp này là so sánh đối chiếu các chỉ tiêu hiệu quả của dự án với những dự án tương tự đã thực hiện cấp vốn của ngân hàng MHB trong thời gian trước, so sánh với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp theo thông lệ quốc tế cũng như các kinh nghiệm thực tế, dựa trên đó để lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh gọn ,dễ thực hiện lại có độ chính xác cao, nên nhìn chung phương pháp này luôn được áp dụng đầu tiên khi thực hiện thẩm định dự án. b. Phương pháp phân tích độ nhạy Phương pháp phân tích độ nhạy thường dùng để xác định tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án, tức là xem độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố liên quan. Phương pháp này sẽ cho biết hiệu quả của dự án sẽ chịu sự ảnh hưởng của yếu tố nào nhiều nhất, từ đó có thể đề ra phương pháp quản lý trong quá trình thực hiện. Để thực hiện phương pháp này, đầu tiên cần xác định được những yếu tố có thể gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính dự án, sau đó dự kiến một số tình huống bất trắc để đánh giá tác động của các biến động đó lên hiệu quả dự án. Thông qua việc phân tích độ nhạy. ngân hàng sẽ biết được dự án mình đang xét có mức độ rủi ro như thế nào, để qua đó có thể xác định mức lãi suất cho khoản vốn cung cấp của mình, vì dự án có rủi ro cao cũng sẽ tương ứng với mức lãi suất cao. c. Phương pháp triệt tiêu rủi ro Để đảm bảo khoản vốn cấp của mình có thể được hoàn trả, ngân hàng MHB cần chắc chắn dự án mình cấp vốn có hiệu quả ở một mức độ chấp nhận. Do vậy , ngân hàng dự đóan một số rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến hiệu quả dự án nói chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Ngân hàng nói riêng. Phương pháp triệt tiêu rủi ro dự đoán được những rủi ro có thể để ngân hàng dựa vào đó để ra quyết định cho vay và mức lãi suất thực hiện cũng như giải ngân.Đây cũng là phương pháp thẩm định thường dùng tại Ngân hàng MHB. Ngân hàng đã thiết lập được cả một hệ thống những thang điểm đánh giá rủi ro nhiều khía cạnh để xếp hạng tín nhiệm cho dự án và khách hàng phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. d. Phương pháp thẩm định trình tự Phương pháp này là phương pháp thẩm định dự án theo một trình tự cơ bản ,từ thẩm định tổng quát cho đến thẩm định chi tiết và đưa ra kết luận. Thẩm định tổng quát mang đến những nội dung khái quát cần thẩm định của dự án, cho phép nhìn dự án dưới một con mắt tổng thể, đánh giá tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng chung của dự án đến nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ có thẩm định chi tiết mới đưa ra được những đánh giá chi tiết, tỉ mỉ về mọi nội dung của dự án, các phương diện khác nhau của dự án. Sau đó, mỗi nội dung sẽ được đánh giá và nhận xét, đưa ra những kết luận chi tiết hơn của cán bộ thẩm định đề đề xuất việc chấp nhận hay hủy bỏ việc thực hiện dự án. Trong giai đoạn thẩm định chi tiết, cán bộ thẩm định có thể sử dụng kết quả của giai đoạn trước, cũng có quyền hủy bỏ việc thẩm định các nội dung cơ bản của dự án nếu những nội dung cơ bản trước nó không đạt yêu cầu.

Nguồn: docs.4share.vn/docs/13043/Cong_tac_tham_dinh_tai_chinh_du_an_vay_von_tai_ngan_hang_Phat_trien_nha_do...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận