Sách PDF: Chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát

Chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát
Microsoft Word
101

Giới thiệu tóm tắt

Trước những năm 20 của thế kỷ XX, nền kinh tế vận hành theo cơ chế tự tác động và điều tiết giữa các lực lượng trên thị trường, không có sự can thiệp của Chính phủ. Điều này được thể hiện qua học thuyết "bàn tay vô hình" của A.Smith. Nhưng cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933 đã kéo tất cả mọi người từ nhà lập chính sách đến người dân buôn bán bình thường, từ những người theo trường phái cổ điển cho đến những người phản đối học thuyết này trở về với thực tế rằng bàn tay vô hình là không hữu hiệu. Bàn tay hữu hình ra đời từ bối cảnh đó mà người đi đầu là J.M. Keynes. Theo học thuyết Keynes thì cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thay cho một bàn tay vô hình nào đó khi thị trường gặp phải thất bại. Để đảm bảo điều hành nền kinh tế của một quốc gia đòi hỏi thiết lập một hệ thống các chính sách kinh tế tài chính. Trong đó, chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô được quan tâm nhiều nhất. Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thực thi mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát như đã thành công trong việc chống lại hiện tượng lạm phát cao từ những năm đầu 90 (năm 1990: 67,1%, năm 1994 chỉ còn 14,4%). Tuy nhiên, tại thời điểm này, sau 11 năm liên tục lạm phát được kìm giữ ở mức thấp (một con số), đến năm 2007 lạm phát đã quay trở lại tốc độ "phi mã" với mức 12,63%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng kinh tế (8,44%), năm 2008 lạm phát ở mức 18,89% và năm 2009 là 6,88%. Lạm phát tăng cao đã tác động nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của dân chúng. Trước tình hình đó, đề tài lựa chọn vấn đề nghiên cứu: "Chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay" nhằm xem xét và đánh giá lại việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2004 đến nay. Bên cạnh kết quả đạt được như lạm phát đã được đẩy lùi trở về mức lạm phát một con số thì chính sách tiền tệ còn nhiều hạn chế và nhiều vấn đề cần khắc phục. Chính vì vậy, đề tài tập trung xem xét thực trạng điều hành các công cụ của chính sách với những hạn chế còn tồn tại. Từ đó, đưa ra các giải pháp và đề xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng của các công cụ đó, góp phần hoàn thiện chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát một cách tốt hơn.

Nguồn: docs.4share.vn/docs/34250/Chi_nh_sa_ch_tie_n_te_kie_m_soa_t_la_m_pha_t.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận