Sách PDF: Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương

Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương
Microsoft Word
169

Giới thiệu tóm tắt

Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.Thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tếNhà nước làm chủ đạo có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có cơ hội phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Qua một thời gian thực hiện, với chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nền kinh tế nước ta có bước phát triển vượt bậc. GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 600 USD/năm. Thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn, mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong nước Với chủ trương phát triển đa dạng hoá nền kinh tế và các thành phần kinh tế, đất nước thay da đổi thịt đi lên từng ngày. Cơ sở hạ tầng liên tục được đổi mới làm thay đổi bộ mặt quốc gia. Từ thành thị tới nông thôn, các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp liên tiếp mọc ra. Các khu đô thị mới, các công trình phúc lợi được hình thành chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu, làm đầu tầu cho sự phát triển kinh tế của các vùng, các địa phương. Kinh tế phát triển, các ngành nghề phi nông nghiệp cũng phát triển theo. Đặc biệt các nhà máy, doanh nghiệp thuộc khu vựckinh tế tư nhân là nơi thu hút một lực lượng lớn lao động của đất nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế. Đảng và nhà nước đã không ngừng nghiên cứu đưa ra các chủ trương, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển. Trong đó có chính sách đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này mở ra cơ hội lớn cho thành phầnkinh tế tư nhân không ngừng phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Huyện Kim Thành,tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng Bằng sôngHồng, là trung tâm, cầu nối của tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Sự phát triển của Đồng Bằng sôngHồng có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế cả nước, chính vì vậy các chính sách phát triển kinh tế đối với Đồng Bằng sônghồng luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Với vị trí thuận lợi về giao thông, được sự quan tâm của Nhà nước, của Tỉnh trong 10 năm trở lại đâyhuyện Kim Thành đã có những thay đổi nhanh chóng. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, theo xu hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Các cụm công nghiệp liên tiếp được hình thành, môi trường đầu tư không ngừng được quan tâm, đặc biệt cùng với chính sách chung của cả nước, của tỉnh Hải Dương. Huyện Kim Thành cũng hết sức quan tâm tới sự phát triển của khu vựckinh tế tư nhân và các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực này. Trước đây khi chưa có chính sách khuyến khích sự phát triển đối vớikinh tế tư nhân và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, chỉ có loại hình kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước tồn tại.Một lượng lớn nguồn lực đã bị lãng phí, không được huy động vào sản xuất kinh doanh. Từ những năm 1990 trở lại đây, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khu vựcKTTN được tạo điều kiện phát triển song hành cùng với nhiều khu vực kinh tế khác. Thực tế đã khẳng định vai trò, cũng như những đóng góp to lớn củaKTTN vào sự phát triển chung của cả nước, của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương nói riêng. Hiện nay, khi nước ta đã ra nhập WTO, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đứng trước nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế đất nước, trong đó có sự tác động tới khu vực kinh tế tư nhân. Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển, cũng như tác động củaKTTN tới sự phát triển kinh tế là rất cần thiết, từ đó kịp thời có các giải pháp phát huy những mặt mạnh, hạn chế những tác động tiêu cực, có các cơ chế thúc đẩy khu vựcKTTN tiếp tục phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế địa phương và cả nước Xuất phát từ các lý do trên tôi chọn đề tài: "Giải pháp phát triểnkinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương". 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân: hộ cá thể, các doanh nghiệp thuộc khu vựcKTTN trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương từ năm 2000; 2005-2007, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của loại hìnhKTTN ở huyện Kim Thành. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triểnKTTN nói chung, hộ cá thể, doanh nghiệp thuộc thành phầnKTTN nói riêng ở tỉnh Hải Dương. - Đánh giá tình hình và kết quả phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là hộ cá thể, doanh nghiệp thuộc khu vựcKTTN ở huyện Kim Thành, nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển thành phần kinh tế này tại huyện Kim Thành trong thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp phát triểnKTTN trên địa bàn huyện Kim Thành trong những năm tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Các loại hình thuộc khu vực kinh tế tư nhân: Hộ cá thể,Doanh nghiệp tư nhân, công tyTrách nhiệm hữu hạn,công tycổ phần không có vốn nhà nước, không có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện Kim Thành. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, trong giai đoạn 2000; 2005-2007. - Nghiên cứu những cơ sở được cơ quan Nhà nước cấp đăng ký kinh doanh. 2. Cơ sở luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Các khái niệm cơ bản. a) Kinh tế tư nhân: * Khái niệm về kinh tế tư nhân: KTTN là một loại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về toàn bộ các yếu tố sản xuất (cả hữu hình và vô hình) được đưa vào sản xuất kinh doanh. Nó hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cụ thể là: tự chủ về vốn, tự chủ về quản lý, tự chủ về phân phối sản phẩm, tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô, phương hướng sản xuất kinhdoanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước pháp luật của Nhà nước [21]. Khu vực kinh tế tư nhân: là khu vực kinh tế bao gồm những đơn vị được tổ chức dựa trên sở hữu tư nhân [21]. Hiện nay ở các quốc gia có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân.ở các quốc gia phát triển thì mọi hoạt động kinh tế không thuộc khu vực kinh tế nhà nước thì đều được coi là khu vực kinh tế tư nhân.Các công ty tư nhân hay các hợp tác xã, các công ty hợp danh của một nhóm người hay các công tyCP xuyên quốc gia cũng đều có đặc điểm chung là những đơn vị sản xuất kinh doanh không phải của Nhà nước, các quyết định cho hoạt động của doanh nghiệp luôn do cá nhân, hay đại diện của một nhóm cá nhân đề ra. Việc nhìn nhận này không chỉ thấy hết tiềm lựcKTTN của một quốc gia, mà còn là cơ sở cho phương thức quản lý thống nhất, bình đẳng đối với các loại hình sản xuất kinh doanh trong xã hội. ở Việt Nam cũng có những cách hiểu khác nhau về phạm vi của kinh tế tư nhân: * Cách hiểu thứ nhất: Khu vựcKTTN gồm cácDNTN trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới dạng liên doanh hay 100% vốn nước ngoài. CácDNTN trong nước bao hàm cả các hợp tác xã nông nghiệp và các doanh nghiệp phi nông nghiệp. Việc hiểu khu vựcKTTN theo nghĩa rộng như vậy tạo cơ sở đánh giá hết tiềm năng củaKTTN đối với phát triển kinh tế Việt Nam, song lại gặp khó khăn trong thống kê, khi muốn tách bạch phần góp vốn của Nhà nước trong các công ty cổ phần, cũng như trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, theo cách phân biệt này, việc phân tích đôi khi sẽ gặp khó khăn, bởi không phải tất cả các bộ phận trong khu vựcKTTN đều được Nhà nước đối xử như nhau. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung luôn nhận được những điều kiện thuận lợi hơn cácDNTN trong nước, cũng như công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ kinh doanh cá thể [12]. * Cách hiểu thứ hai: Khu vựcKTTN cũng có thể được hiểu là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Các nhìn này dựa trên việc chia nền kinh tế thành ba khu vực kinh tế: Khu vực kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Một số chuyên gia cho rằng việc đưa khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ra khỏi khu vựcKTTN trong nước sẽ không đánh giá đúng tiềm năng, cũng như vai trò của khu vực này cho sự phát triển kinh tế Việt Nam đặc biệt trong điều kiện kinh tế mở, từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế hiện nay [12].

Nguồn: docs.4share.vn/docs/35335/Giai_phap_phat_trien_kinh_te_tu_nhan_tren_dia_ban_huyen_Kim_Thanh_tinh_Hai...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận