Sách PDF: Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay
Microsoft Word
93

Giới thiệu tóm tắt

Trong kinh doanh, tranh chấp tồn tại như một tất yếu: có thể ở dạng tranh chấp hiện tại, cần phải giải quyết hoặc tranh chấp tương lại. Các mối quan hệ càng nhiều, càng phức tạp thì khả năng xảy ra tranh chấp càng lớn, bất chấp một khung pháp lý có hoàn chỉnh đến đâu - bởi không phải lúc nào các bên cũng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh. Đặc biệt trong thương mại Quốc tế, lĩnh vực mà các bên tham gia có những đặc điểm về tập quán kinh doanh, ngôn ngữ và cả các đặc điểm văn hoá rất khác nhau, thì tranh chấp lại càng lớn, cả về mặt quy mô và khả năng xảy ra tranh chấp. Chỉ cần một sự sai lệnh nhỏ trong cách hiểu, xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ là đã có thể dẫn đến tranh chấp. Đây là chưa nói đến vấn đề phức tạm hơn là văn hoá và tập quán kinh doanh. Chẳng hạn như hàng nhập khẩu vào Trung Quốc bắt buộc phải có mã số, mã vạch, và điều này được coi là đương nhiên đối với các nhà nhập khẩu Trung Quốc và do đó có thể gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu nếu không chú ý đến điều đó trong thoả thuận hợp đồng. Hay như quy định về điều kiện cơ sở giao hàng của Hoa Kỳ không hoàn toàn giống với các điều kiện cơ sở giao hàng của Phòng Thương mại quốc tế (Incoterm) mà nếu không nghiên cứu kỹ các bên có thể dẫn đến tranh chấp về các khoản chi phí giao hàng,…

Nguồn: docs.4share.vn/docs/32025/Giai_quyet_cac_tranh_chap_trong_thuong_mai_Quoc_te_o_Viet_Nam_hien_nay.htm...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận