1.1. Tính cấp thiết: Việt Nam là một nước đông dân với nhiều thành phần dân tộc khác nhau, dân số tăng nhanh dẫn đến tốc độ tăng nguồn lao động khoảng 3%/năm, hàng năm có hơn 1 triệu thanh niên đến tuổi gia nhập lực lượng lao động cần có việc làm. Khu vực nông thôn chiếm khoảng 70% lực lượng lao động của cả nước, trong đó thường xuyên có gần 30% lao động thiếu việc làm, phổ biến là thiếu do mang tính thời vụ hoặc thiếu đất canh tác (theo điều tra biến động dân số, lao động, nguồn lao động và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2008). Hằng năm lượng lao động tăng thêm của nước ta rất lớn, số lượng lao động cũ chưa giải quyết hết giờ lại tăng thêm một số lượng khá lớn, tình trạng thiếu việc làm càng tăng, việc làm không ổn định gây khó khăn cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là ở nông thôn. Dân số nước ta có khoảng 75% sống ở nông thôn, trong đó 90% là lao động nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai là nhuồn lực hết sức quan trọng, cần thiết để người dân có thể sản xuất, vậy mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu nhỏ do chuyển sang phục vụ cho mục đích khác đã gây khó khăn cho sản xuất đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp bình quân của nước ta rất thấp. Chúng ta không có lợi thế cả về đất đai lẫn về khoa học công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp, do vậy chúng ta gặp rất nhiều kho khăn trong ngành nông nghiệp. Nhiều năm qua do việc sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, suy thoái, ô nhiễm…, mất rừng, mất sự giữ nước nên nước ta thường xuyên gặp những cơn bão, lũ lụt, nắng hạn kéo dài gây mất mùa, khí hậu thay đổi nhiều nên cây trồng, vật nuôi không kịp thích hợp ngay với điều kiện sống nên sinh ra nhiều dịch bệnh như: cúm ở gia cầm, long móng lỡ mồm ở trâu bò, cây trồng bị sâu bệnh hại chỉ đạt năng suất thấp… Những điều ấy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm cho thu nhập của nông dân vốn dĩ đã thấp bây giờ lại thấp hơn. Hiện nay mức thu nhập của nước ta còn thấp so với một số nước trên thế giới. Về nông nghiệp nước ta có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển cây lúa nước, cây cà phê… Nhưng về sản lượng và chất lượng sản phẩm không bằng so với một số nước trong khu vực. Kéo theo đó mức thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân chưa cao. Hòa Sơn là một xã vùng II, thuộc huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. Đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Đất đai bạc màu, giá cả không ổn định đã ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân nơi đây. Ngoài ra người nông dân ở đây còn thu nhập từ một số vật nuôi như: trâu, bò,lợn,…phải nói trên địa bàn cũng có điều kiện khá thuận lợi để phát triển các loại cây trồng và vật nuôi này. Tuy nhiên mức thu nhập hàng năm vẫn còn ở mức thấp. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên và các nhà lãnh đạo đưa ra biện pháp và chính sách gì để khắc phục tình trang trên chưa? Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Tìm hiểu tình hình thu nhập của nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak.” làm đề tài nghiên cứu của mình.1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:- Tìm hiểu tình hình cơ bản của xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. Xem lại mục tiêu nay, vấn đề của em là tìm hiểu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ- Phân tích tình hình thu nhập của nông hộ.- Đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao thu nhập của nông dân.1.3. Phạm vi nghiên cứu:- Phạm vi về nội dung: Tình hình thu nhập, cơ cấu thu nhập, các nguồn thu chính của nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak.- Phạm vi về không gian: Xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak- Phạm vi về thời gian: Thời gian thực tập: từ 17/10/2011 đến 17/11/2011. Số liệu thứ cấp: Được thu thập trong 3 năm từ 2008 đến 2010 Số liệu sơ cấp: Tổng hợp qua phiếu điều tra năm 2011
|