Thành tựu kinh tế xã hội của đất nước ta có một phần đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước. Trong 10 năm qua tốc độ tăng trưởng của khu vực nhà nước duy trì ở mức tương đối cao, các doanh nghiệp nhà nước đã đóng góp trên 40% GDP , trên 50% kinh ngạch xuất khẩu của cả nước và gần 40% ngân sách nhà nước. Để tăng cường tiềm lực và vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước thì chúng ta phải có những định hướng phát triển đúng đắn, xây dựng, củng cố doanh nghiệp nhà nước trong ngành then chốt, có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Ngày nay, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, xu hướng cổ phẩn hoá các doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra rất nhanh chóng và dường như các doanh nghiệp cổ phần này làm ăn ngày càng có hiệu quả. Hàng loạt các công ty, các cơ sở vật chất kỹ thuật tự phát huy nội lực của mình để thay đổi, cải tạo lại cơ cấu vật chất kỹ thuật cũng như thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, tự khẳng định mình trong nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1992, Nhà nước chủ trương thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ,làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của bộ phận này. Đó là dấu hiệu đáng mừng của nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên vấn đề này không phải không có những vấn đề bất cập, bất hợp lý. Kết cấu đề tài : - Phần I :nội dung cơ bản về hiệu quả và cổ phần hoá doanh nghiệp. - Phần II: thực trạng cổ phần hoá tại tại công ty cổ phần thương mại tổng hợp Bắc Giang. - Phần III: một số kiến nghị nâng cao hiệu quả cổ phần hoá tại công ty cổ phần thương mại tổng hợp Bắc Giang.