Sách PDF: MA nhìn từ góc độ cạnh tranh - Nhận diện xu hướng M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam

MA nhìn từ góc độ cạnh tranh - Nhận diện xu hướng M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam
Microsoft Word
92

Giới thiệu tóm tắt

LỜI MỞ ĐẦU1. Sự cần thiết của đề tài Hợp nhất và sáp nhập (M&A) là một hoạt động đặc trưng của nền kinh tế thị trường, đã diễn ra từ hàng trăm năm nay trên thế giới. Gần đây, cùng với sự phát triển hiện đại và phức tạp của hệ thống thông tin, hoạt động này càng trở nên sôi nổi và công khai hơn. Dịch vụ tư vấn M&A xuất hiện, xây dựng nên một quy trình đầy đủ các bước thực hiện một thương vụ, theo đó M&A có sự tham gia không chỉ của các doanh nghiệp mà còn các nhà tư vấn trong lĩnh vực tài chính, định giá công ty, kiểm toán và luật. Từ những thực tế này M&A dường trở thành như một sản phẩm dịch vụ, có người cung cấp, có người có nhu cầu. Hơn nữa, đây là một sản phẩm rất hấp dẫn với nhiều lợi ích mà nó mang lại cho cả đôi bên, khiến nhiều công ty thậm chí còn chào bán mình trên mạng. Vậy nhìn nhận M&A như thế nào? Tại Việt Nam, một nước mới chuyển mình từ nền kinh tế cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được chưa đầy 25 năm, M&A mặc dù mới xuất hiện nhưng cũng đã trở thành một xu hướng mạnh mẽ, đặc biệt được nhắc đến nhiều là trong khu vực tài chính – ngân hàng, được đánh giá với tổng giá trị và số lượng thương vụ tăng mạnh qua các năm. Gần đây ngày càng nhiều thông tin về làn sóng sáp nhập trong ngành ngân hàng, nhưng những thương vụ được nêu ra có thực sự là M&A hay không? Bên cạnh đó, quy định về vốn điều lệ tối thiểu của NHNN ban hành trong nghị đinh 141/NĐ-CP ngày 22/11/2006 khiến xu hướng này càng được khẳng định. Tuy nhiên, để xem xét vấn đề này cần một đánh giá mang tính bản chất về hoạt động M&A, vì đâu mà nó xuất hiện, nó nảy sinh trong điều kiện như thế nào. Ngân hàng lại là một ngành kinh doanh đặc thù, rất nhạy cảm trong nền kinh tế, hoạt động dưới sự điều tiết tuy vĩ mô nhưng hết sức cẩn trọng của nhà nước, cho nên M&A trong lĩnh vực này lại càng phải thận trọng khi nhìn nhận. Trước tình hình này, tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về việc thực hiện một thương vụ M&A một cách hiệu quả, tập trung đến các mắt xích trong quy trình, đặc biệt vấn đề tài chính và luật. Tuy nhiên để quản lý vĩ mô hoạt động M&A hay đơn giản là hiểu về M&A thì lại cần một nền tảng lý luận căn bản, giải quyết vấn đề mang tính bản chất của M&A, từ đó có những định hướng hợp lý cho hoạt động này. Xuất phát từ những yêu cầu trên, nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “M&A nhìn từ góc độ cạnh tranh: Nhận diện xu hướng M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam” với mục đích góp phần đưa ra một cái nhìn đúng đắn, đầy đủ và logic về M&A nói chung cũng như M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra động cơ, bản chất của M&A bằng việc xem xét vấn đề cạnh tranh – môt quy luật đặc trưng của nền kinh tế thị trường; từ đó có căn cứ xác đáng về cả lý luận và thực tiễn để đánh giá xu hướng M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam và đưa ra những giải pháp mang tính định hướng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu bản chất của hoạt động M&A thông qua vấn đề cạnh tranh và lịch sử của M&A kể từ khi nó xuất hiện; từ đó nhận diện xu hướng M&A xuất hiện trong vài năm trở lại đây, cụ thể từ năm 2005-2010, trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu:- Tư duy trừu tượng: bài viết dựa trên những dữ liệu mang tính lịch sử, sử dụng suy luận logic để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu.- Mô hình áp dụng: Mô hình phân tích môi trường cạnh tranh của Michael Porter 5. Kết cấu bài viết: Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, nội dung bài viết bao gồm 3 chương:Chương I: Những vấn đề lý luận về M&A nhìn từ góc độ cạnh tranhChương II: Nhận diện hoạt động M&A trong ngành ngân hàng tại Việt NamChương III: Những xu hướng M&A ngân hàng tại Việt Nam trong tương lai và định hướng giải pháp

Nguồn: docs.4share.vn/docs/34253/MA_nhi_n_tu_go_c_do_ca_nh_tranh_Nhan_dien_xu_huong_M_A_trong_nganh_ngan_ha...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận