Sách PDF: Nghiên cứu thị trường Nhật Bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản.

Nghiên cứu thị trường Nhật Bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản.
Microsoft Word
51

Giới thiệu tóm tắt

Từ lâu, khái niệm về cạnh tranh được các học giả của các trường phái kinh tế khác nhau rất quan tâm. Các học giả thuộc trường phái tư sản cổ điển cho rằng: cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một diư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng với khả năng của mình. Ở Việt Nam, đề cập đến cạnh tranh một số nhà khoa hoc cho rằng cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá- dịch vụ (mua và bán) và đó là phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi, mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành lơi thế để hạ thấp giá các yếu tố đầu vào" của chu trình sản xuất- kinh doanh và nâng cao giá "đầu ra" sao cho mức chi phí thấp nhất, giành được mức lợi nhuận cao nhất. Như vậy trên qui mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, đồng thời với tối đa hoá lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình tích luỹ và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Và từ đó, cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh tế thích nghi được các điều kiện thị trường, đào thải các doanh nghiệp ít khả năng thích ứng với thị trường, dẫn đến quá trình tập trung hoá trong từng ngành,vùng, quốc gia… Các khái niệm cạnh tranh kể trên chưa thực sự đầy đủ, bởi vì có nhiều hình thức cạnh tranh không chỉ bằng giá. Ngoài ra, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì quan niệm và nhận thức cạnh tranh là khác nhau và phạm vi cũng như cấp độ khác nhau. Như vậy, cạnh tranh là một sự tranh đấu mà trong đó, các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tim moi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường, dành lấy khách hàng, cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất, nhằm nâng cao vị thế của mình. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, đối với người kinh doanh là lợi nhuận, còn đối với người tiêu thụ là lợi ích tiêu dùng

Nguồn: docs.4share.vn/docs/12971/Nghien_cuu_thi_truong_Nhat_Ban_de_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_san_pha...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận