Sách PDF: Phân tích những tác động môi trường và đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của dự án cải tạo mở rộng khai thác kinh doanh than - mỏ than Cọc Sáu

Phân tích những tác động môi trường và đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của dự án cải tạo mở rộng khai thác kinh doanh than - mỏ than Cọc Sáu
Microsoft Word
93

Giới thiệu tóm tắt

Mỏ than Cọc Sáu là một trong những mỏ than lộ thiên lớn của ngành Than Việt Nam. Sản lượng khai thác năm 2005 đạt hơn 100.000 tấn. Theo thiết kế được duyệt thì độ sâu đáy mỏ khu Tả Ngạn mỏ Cọc Sáu là mức -150, khu Thắng lợi -120 với trữ lượng công nghiệp còn lại trên 10 triệu tấn. Hiện tại đáy móng khu Tả Ngạn mỏ Cọc Sáu đã khai thác xuống đến mức -150, trữ lượng than còn lại khoảng 500 ngàn tấn và dự kiến sẽ kết thúc khai thác khu Tả Ngạn mỏ Cọc Sáu vào mùa khô 2005-2006. Đồng thời khu moong Tả Ngạn sẽ trở thành bãi thải trong của mỏ Đèo Nai và Cọc Sáu. Theo các tài liệu địa chất mới lập: Báo cáo thăm dò khu Bắc phay B Tả Ngạn Cọc sáu do Công ty Phát triển Tin học, Công nghệ và Môi trường thực hiện năm 2000, Báo cáo thăm dò bổ sung khu giáp biên Đèo Nai-Cọc Sáu do Công ty Địa chất Mỏ lập năm 2003 đã được Tổng Công ty than Việt Nam phê duyệt thì khu vực phía Bắc và dưới gầm moong Tả Ngạn Cọc Sáu trữ lượng than còn rất lớn trên 60 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng chung của Tổng Công ty trong những năm tiếp theo, việc Đầu tư mở rộng sản xuất Công ty than Cọc Sáu là công việc rất cần thiết.. Để đánh giá tác động của việc mở rộng khai thác than của Công ty trong thời gian tới đến chất lượng môi trường khu vực, từ đó chủ động có kế hoạch, biện pháp phòng tránh, hạn chế các tác động xấu đến môi trường tôi tiến hành nghên cứu đề tài: "Phân tích những tác động môi trường và đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của dự án cải tạo mở rộng khai thác kinh doanh than - mỏ than Cọc Sáu". Mục đích của đề tài là nhằm đánh giá, dự báo về các tác động tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn của dự án tới môi trường. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp giảm thiểu (biên pháp quản lý ) nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm nhẹ tới mức có thể những tác động tiêu cực của dự án. Đồng thời đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của dự án để từ đó các nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn được phương án tối ưu vừa mang lại hiệu quả kinh tế đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Nguồn: docs.4share.vn/docs/14998/Phan_tich_nhung_tac_dong_moi_truong_va_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_moi_truon...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận