Sách PDF: Sát thủ đầu mưng mủ

Sát thủ đầu mưng mủ
Adobe PDF
65

Giới thiệu tóm tắt

Tiếng Việt ta là thứ tiếng đơn âm có vần, có thanh, nên người viết thích nói vần vè có nhịp điệu cho khoái cái lỗ tai "thẩm âm" của mình. Nói điều có nghĩa cũng tìm cách hiệp vần cho dễ nhớ, dễ thuộc, từ đó dễ lan truyền. Mà nói vô nghĩa, nói chơi, càng cần có vần vè cho bật cười, cho thích thú. Không chừng vì là vô nghĩa, nói chơi, nên vần càng bất ngờ, càng kéo theo những kết hợp, liên tưởng không ăn nhập gì với nhau trong câu nói thì hiệu quả khoái trá do ngôn từ gây nên càng mạnh. Tôi đồ rằng trong kho tàng ca dao tục ngữ của ta có nhiều câu xuất xứ ban đầu là từ nói chơi, nói vui, nói buột mồm, rồi thì trong số đó câu nào có nghĩa mà được nhiều người công nhận thì được ghi nhớ và truyền tụng, còn những câu khác thì chỉ đáp ứng tức thời một nhu cầu nào đó rồi mất đi. Chẳng hạn, giữa một đám đông nói chuyện về sự thật thà, bàn qua tán lại, một người buột ra câu "thật thà là cha quỷ quái" được mọi người tán thưởng vì đề cao thật thà. Nhưng cũng chủ đề đó ở một cuộc khác có một người khác sau khi bàn luận chép miệng "thật thà là cha dại" cũng được mọi người chấp nhận vì quả trong đời người thật thà lắm khi thiệt thòi. Nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong, dân ta dễ tính, thuận tai nghe là gật, gặp trường hợp nào đó chợt nhớ ra câu nghe được thấy hợp thì nói câu "cha dại" hoặc câu "cha quỷ quái", thế là thành ra cái câu buột miệng được truyền đi, không thì thôi. Hoặc giả đang trong một cuộc tranh luận gì đó, có kẻ xen vào liền bị mắng "biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe". Cái "dựa cột" này là của tiếng Việt vậy. Tôi tin là thế, tin là thời nào người Việt cũng thích nói vần vè, và có nhiều câu vần vè chỉ để cho vui, chỉ là sản phẩm của một thời. Cái câu "bố vợ phải đấm" thì có nghĩa lý gì, khi các nhà ngôn ngữ học giải thích đó là nói chệch, là biến âm của "khố rợ phải lấm". Câu đó truyền từ xưa lại nên nay vẫn nói mà vui, chứ nếu nay câu đó phát ra trên miệng người trẻ thì chắc là bị "ăn đòn". Chẳng phải người xưa đã nói "sướng con cu mù con mắt" đó sao!

Nguồn: docs.4share.vn/docs/25324/Sat_thu_dau_mung_mu.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận