FDI có thể ảnh hưởng tới nến kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này dường như được thể hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách với 3 lý do chính. Một là, FDI góp phần làm tăng thặng dư của tài sản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô. Hai là, các nước đang phát triển thường có tỷ lệ tích luỹ vốn thấp và vì vậy, FDI được coi là một nguồn vốn quan trọng để bổ sung đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ba là, FDI tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao tràn của FDI, góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Trên thực tế không phải nước nào cũng đạt được cùng một lúc hai kỳ vọng này. Một số nước thu hút được dòng vốn FDI khá lớn nhưng tác động tràn hầu như không xảy ra. Ở kỹ năng quản lý và trình độ lao động.v.v… Tác động này được xem là tác động một tình thế khác, vốn FDI vào một nước có thể làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế nhưng đóng góp của nguồn vốn này vào tăng trưởng là thấp. Cả hai trường hợp trên đều được coi là không thành công với chính sách thu hút FDI chưa tận dụng triệt để và lãng phí nguồn lực này dưới góc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là của các nước đang phát triển, thông qua hai kênh tác động ở trên.