Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, các Ngân hàng Thương mại quốc doanh được hình thành để đáp ứng những yêu cầu thực tiễn. Trong quá trình hình thành và phát triển đó thì hàng loạt những vấn đề mới, khó khăn, cơ hội và thách thức đến với Ngân hàng đòi hỏi sự cố gắng không ngừng mới có thể duy trì hoạt động của mình. Để thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt này các Ngân hàng luôn tìm tòi sáng tạo phải đáp ứng chính sách mới của các Ngân hàng trên thế giới trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin. Đồng thời, Ngân hàng chủ động nghiên cứu và phát triển thị trường, tìm hiểu tâm lý, thói quen tập quán của dân cư, trình độ phát triển của nền kinh tế, tìm kiếm khách hàng, nhu cầu của khách hàng và những chính sách, chiến lược được xây dựng.... Từ đó xem khả năng đáp ứng của mình đến đâu, bằng cách nào và phương pháp ra sao.... Một loạt những vấn đề liên quan trên mà Ngân hàng phải làm được gọi là chiến lược Marketing. Lý thuyết kinh doanh hiện đại đã thừa nhận rằng Marketing là công cụ hữu hiệu đối với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, không thể thiếu được nếu muốn tồn tại và phát triển. Có thể nói, các NHTM đều ý thức được tầm quan trọng của công tác Marketing trong hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy công cụ này đã và đang áp dụng trong Ngân hàng cũng như các chi nhánh của Ngân hàng đó, hơn thế nữa nó lại càng chuyên sâu hơn, có chiến lược, quy trình hay các bước thực hiện và phương án, giải pháp cho các bước đó. Thực tế trong thời gian qua, từ năm 2000 trở lại đây, nhờ áp dụng Marketing trong hoạt động của mình mà các NHTM đã thu được kết quả đáng mừng như: số lượng khách hàng tăng, khách hàng vay vốn sử dụng có hiệu quả hơn, công tác thu nợ đa số hoàn thành đúng thời hạn.... Bên cạnh đó huy động vốn cũng tăng lên đáng kể. Như vậy, tầm quan trọng mà Marketing áp dụng vào hoạt động kinh doanh với Ngân hàng thực sự là rất cần thiết, nó quyết định không nhỏ tới sự thành bại của Ngân hàng trong nền kinh tế hội nhập và mở cửa. Nhưng đây cũng là một thách thức lớn yêu cầu các Ngân hàng phải nỗ lực rất nhiều bởi vì các NHTM Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế trong năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Để giải quyết tốt vấn đề này, các NHTM cần phát huy hơn nữa hiệu quả của việc áp dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh. Có làm được như vậy thì các NHTM mới tồn tại và phát triển bền vững. Từ tình hình chung trên, Ngân hàng Công thương - KVII Hai Bà Trưng cũng hoạt động kinh doanh trong bối cảnh chung giống như mọi NHTM Việt Nam hiện nay. Công cụ Marketing đã được chi nhánh áp dụng trong hoạt động của mình song chưa hiệu quả và kết quả đat được còn nhiều khiêm tốn, cần tiếp tục phát huy và hoàn thiện hơn nữa để nó trở thành một công cụ đắc lực trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong quá trình thực tập và nghiên cứu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương-KVII Hai Bà Trưng và bằng kiến thức tích luỹ trong quá trình học tập tại Khoa Ngân hàng - Tài chính Trường ĐHKTQD cùng với mong muốn ứng dụng thành công Marketing và tăng cường công tác này để hoạt động của chi nhánh có hiệu quả hơn. Em đã lựa chọn đề tài: "Tăng cường công tác Marketing tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương-KV II Hai Bà Trưng" để nghiên cứu. Kết cấu chuyên đề thực tập gồm 3 chương: Chương1: Các vấn đề cơ bản về Marketing trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại. Chương 2: Thực trạng công tác Marketing Ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương-KVII Hai Bà Trưng. Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác Marketing tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương-KVII Hai Bà Trưng. Trong quá trình làm chuyên đề, do trình độ hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tế còn ít nên bài viết chắc chắn còn mắc nhiều lỗi cả về nội dung và hình thức biểu hiện. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các cô chú tại chi
|