Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi với hơn 1.100 km đường biên giới chung và "sợi dây tự nhiên" - sông Mê Kông liên kết. Trong quá trình lịch sử hơn 40 năm quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Campuchia đều nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Từ nhận thức ấy, chính phủ hai nước luôn tích cực phát triển mối quan hệ láng giềng truyền thống tốt đẹp lên một tầm cao mới xứng đáng với tiềm năng cũng như mong đợi của cả hai quốc gia. Đặc biệt, khi xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là động lực cho sự phát triển các quan hệ hợp tác cả về kinh tế, chính trị và văn hóa, thì Việt Nam và Campuchia đang có điều kiện rất lớn để phát triển quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. Tuy nhiên xu thế đó cũng đặt ra không ít những khó khăn và thách thức cho cả hai nước. Là một trong những quốc gia gia nhập WTO đầu tiên trong khu vực ASEAN, Campuchia thể hiện mình là một nước có tiềm lực về kinh tế với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao, đạt xấp xỉ 8%/năm. Việt Nam trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mình không thể không liên kết, hợp tác với một láng giềng như vậy. Vì lẽ đó, Campuchia luôn trong top 3 nước của khu vực ASEAN mà Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất. Vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia là một trong những mục tiêu phát triển thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực, và điều đó càng trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh chính trị khu vực hiện nay. Từ cuối năm 2008 đến nay, tình hình chính trị của Campuchia và Thái Lan - hai đối tác kinh tế quan trọng của nhau đang ngày càng trở nên xấu đi vì tranh chấp biên giới xung quanh ngôi đền cổ Preahvihia. Cùng với những xô xát về mặt quân sự, những vụ trả đũa nhau về kinh tế của hai nước vẫn diễn ra liên tiếp trong năm qua. Có lúc tưởng chừng hai bên đóng cửa biên giới không cho người và hàng hóa qua lại, vì thế hoạt động trao đổi hàng hóa giữa hai nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người dân Campuchia đang dần có xu hướng tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam thay thế cho hàng hóa từ Thái Lan. Ở góc độ Việt Nam, đây là cơ hội tốt cho hàng hóa nước ta thay thế thị phần của hàng hóa Thái Lan, vốn đóng vai trò chủ yếu trong thị trường Campuchia. Vì vậy vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Campuchia trong bối cảnh hiện nay đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức được điều đó, em đã lựa chọn đề tài "Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Campuchia