Sách PDF: Thực trạng và các biện pháp quản lý trả nợ nước ngoài ở Việt Nam

Thực trạng và các biện pháp quản lý trả nợ nước ngoài ở Việt Nam
Microsoft Word
23

Giới thiệu tóm tắt

Các bạn có thể thấy Việt Nam của chúng ta trong những năm qua liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đó không chỉ dựa vào yếu tố nội sinh, mà còn có sự tác động của yếu tố bên ngoài. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn chế, lạm phát trong nước cao, các nước đang phát triển thường thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau, trong đó vay nợ là một phương thức phổ biến. Chính nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài đã giúp Việt Nam của chúng ta khắc phục phần nào đươc tình trạng kinh tế chậm phát triển và chuyển sang phát triển một cách bền vững. Các khoản vay nợ nước ngoài với mục tiêu là phải được sử dụng một cách có hiệu quả nhất để đáp ứng các nhu cầu yêu cầu của nhà đầu tư, như phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh doanh thương mại, ngoài ra cùng với nó là phải tạo được nguồn vốn trả nợ, mà vẫn đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, cũng có không ít quốc gia không những không cải thiện được một cách đáng kể tình hình kinh tế mà còn lâm vào tình trạng nợ nần, khủng hoảng nợ khiến nền kinh tế suy thoái trầm trọng. Nguyên nhân của những thất bại trong việc vay nợ nước ngoài có rất nhiều, tuy nhiên trong đó quan trọng nhất phải kể đến sự buông lỏng quản lý nợ nước ngoài, quản lí nguồn vốn vay. Chính vì vậy chính sách quản lí nợ nước ngoài là một bộ phận thiết yếu đặc biệt quan trọng trong chính tài chính của Việt Nam. Vấn đề quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1993 khi nước ta chính thức thiết lập lại quan hệ hợp tác đa phương với các tổ chức tín dụng lớn trên thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Từ đó cùng với những nỗ lực của chúng ta trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thì các cam kết hỗ trợ vốn ODA của các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản Hàn Quốc… và các tổ chức tín dụng quốc tế khác dành cho nước ta ngày càng tăng dần về số lượng vốn vay, số khoản vay, tính đa dạng của hình thức vay và trả nợ, vì thế việc theo dõi và quản lý nợ nước ngoài hiện nay là một việc vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam chúng ta. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn khi mà Việt Nam của chúng ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ, vì vậy mà chúng ta sẽ có cơ hội để tiếp cận được với nhiều hơn nữa các nguồn tín dụng quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế. Đi cùng với thành công đó là không ít những thách thức mà chúng ta phải đối mặt trong việc nâng cao sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả, đáp ứng được các điều kiện khắt khe nhất của các nhà đầu tư và quản lí nguồn vốn vay nợ nước ngoài một cách tốt nhất. Thực tế cho thấy ở Việt Nam do kinh nghiệm và thực tiễn quản lý nợ nước ngoài trong nền kinh tế thị trường của nước ta chưa có nhiều và hệ thống quản lý nợ nước ngoài của chúng ta còn đang trong quá trình hoàn thiện nên việc quản lí nguồn vốn vay nước ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn. Vậy thực trạng vấn đề này ở Việt Nam chúng ta như thế nào và các giải pháp khắc phục nó ra sao. Chúng tôi xin được thảo luận về chủ đề: "THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM"

Nguồn: docs.4share.vn/docs/24138/Thuc_trang_va_cac_bien_phap_quan_ly_tra_no_nuoc_ngoai_o_Viet_Nam.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận