Sách PDF: Thực trạng và phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean

Thực trạng và phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean
Microsoft Word
35

Giới thiệu tóm tắt

Trong điều kiện hiện nay, hoạt động giao tiếp giữa các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế thương mại ngày càng phát triển mở rộng và mang tính khu vực hóa và toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự hình thành, tồn tại và phát triển của các liên kết kinh tế thương mại trong phạm vi khu vực, tiểu khu vực và của các công ty xuyên quốc gia trong các thập kỉ qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế. Tình hình này làm cho các quốc gia không thể chỉ bó hẹp hoạt động kinh tế thương mại trong phạm vi quốc gia mà phải tham gia vào các hoạt động kinh tế thương mại trong khu vực hoặc toàn cầu nhằm tận dụng lợi thế so sánh của mình. Trong xu hướng toàn cầu hóa, ngày 8/8/1967, ngoại trưởng của 5 quốc gia Đông Nam Á là Malaisia, Indonesia, Thái Lan, Philippin và Singapore đã ra tuyên bố thành lập Asean. Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại hội nghị các bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 28 tại Brunây mở ra triển vọng mới cho xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean (Afta). Nhìn chung, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam tương đồng với cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước ASEAN khác như Thái lan, Philíppin... với thế mạnh là hàng nông sản. Nhìn vào cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN năm 2006, có thể thấy hai mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch và tỷ trọng lớn nhất là dầu thô (thường chiếm tỷ trọng xung quanh mức 40% - năm 2005 lên tới trên 46,6%), sau đó là gạo (chiếm tỷ trọng trên 10%). Gạo là nguồn lương thực chính của hơn một nửa dân số thế giới, trong đó có hơn 2 tỷ người châu Á. Các nước nhập khẩu gạo lớn trong ASEAN như Inđônêxia, Philipin, Malaixia đều coi gạo là mặt hàng đặc biệt quan trọng và thực hiện nhiều biện pháp phi quan thuế để quản lý mặt hàng này. Hàng năm, các nước ASEAN sản xuất được 9.800 triệu tấn gạo, chiếm 42% tổng số gạo của thế giới và mỗi công dân ASEAN tiêu thụ trung bình 150-200 kg gạo/năm. Các nước trong khu vực Asean đều để mặt hàng gạo trong danh mục hàng nhạy cảm (SL), và việc nhập khẩu thường do cơ quan nhà nước quyết định dựa trên sản lượng sản xuất trong nước. 40 năm thành lập Asean cùng với tiềm năng to lớn về sản xuất và xuất khẩu gạo của một nước nông nghiệp trong một thời gian dài như Việt Nam, bản đề án sẽ trình bày một số khái niệm cơ bản, tác động và những biện pháp được sử dụng trong buôn bán quốc tế, về khu vực mậu dịch tự do Asean và xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực thương mại quan trọng này

Nguồn: docs.4share.vn/docs/16419/Thuc_trang_va_phuong_huong_xuat_khau_gao_cua_Viet_Nam_vao_khu_vuc_mau_dich...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận