Sách PDF: Xây dựng mô hình bảo vệ mạng bằng bức tường lửa iptable của linux

Xây dựng mô hình bảo vệ mạng bằng bức tường lửa iptable của linux
Microsoft Word
66

Giới thiệu tóm tắt

Từ xa xưa nhân loại đã tìm mọi cách để thông tin liên lạc với nhau, và đã phát minh ra nhiều phương cách thông tin liên lạc rất đa dạng và phong phú để cho việc chuyển tin tức từ nơi này sang nơi khác một cách thuận tiện và nhanh chóng. Từ những phương cách thô sơ đơn giản như truyền miệng, đi bộ, đi ngựa, gửi qua chim bồ câu, qua thuyền bè… Cho tới những phương cách hiện đại hơn như máy radio, điện thoại và truyền hình, TV (television), vận chuyển thư từ bằng máy bay, gửi thư bằng điện tín v.v. đã giúp cho việc thông tin liên lạc rất hữu hiệu và nhanh chóng. Sự phát minh ra máy vi tính và sự hình thành của Mạng Lưới Thông Tin Toàn Cầu (Internet) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho việc thông tin liên lạc. Từ một máy vi tính nối vào Mạng Lưới Thông Tin Toàn Cầu (WWW) người sử dụng có thể gửi và nhận tin tức từ khắp nơi trên thế giới với khối lượng tin tức khổng lồ và thời gian tối thiểu thông qua một số dịch vụ sẵn có trên Internet. Tuy nhiên việc làm này đã làm phát sinh những vấn đề khá quan trọng. Đó là việc quản lý các tài nguyên thông tin của mình, bao gồm nguồn thông tin (các thông tin về một doanh nghiệp, một tổ chức hay là của một quốc gia nào đó) và việc bảo vệ chống lại sự truy cập bất hợp pháp. Từ đây nảy sinh ra một yêu cầu đó là cần có một giải pháp hoặc một hệ thống an ninh bảo vệ cho hệ thống mạng và luồng thông tin chạy trên nó. Một trong các giải pháp chính và tốt nhất hiện nay là đưa ra khái niệm Firewall và xây dựng nó để giải quyết những vấn đề này. Thuật ngữ "Firewall" có nguồn gốc từ một kỹ thuật thiết kế trong xây dựng để ngăn chặn và hạn chế hoả hoạn. Trong Công nghệ mạng thông tin, Firewall là một kỹ thuật được tích hợp vào hệ thống mạng để chống lại sự truy cập trái phép nhằm bảo vệ nguồn thông tin nội bộ cũng như hạn chế sự xâm nhập vào hệ thống của một số thông tin khác không mong muốn. Có hai loại kiến trúc FireWall cơ bản là: Proxy/Application FireWall và filtering gateway Firewall. Hầu hết các hệ thống Firewall hiện đại là loại lai (hybrid) của cả hai loại trên. Nhiều công ty và nhà cung cấp dịch vụ Internet sử dụng máy chủ Linux như một Internet gateway. Những máy chủ này thường phục vụ như máy chủ mail, web, ftp, hay dialup. Hơn nữa, chúng cũng thường hoạt động như các Firewall, thi hành các chính sách kiểm soát giữa Internet và mạng của công ty. Khả năng uyển chuyển, tính kinh tế, và sự bảo mật cao khiến cho Linux thu hút như là một thay thế cho những hệ điều hành thương mại. Tính năng Firewall chuẩn được cung cấp sẵn trong kernel của Linux được xây dựng từ hai thành phần : Ipchains và IP Masquerading. Linux IP Firewalling Chains là một cơ chế lọc gói tin IP. Những tính năng của IP Chains cho phép cấu hình máy chủ Linux như một filtering gateway/firewall dễ dàng. Một thành phần quan trọng khác của nó trong kernel là IP Masquerading, một tính năng chuyển đổi địa chỉ mạng (network address translation- NAT) mà có thể che giấu các địa chỉ IP thực của mạng bên trong. Ngoài ra trong kernel của Linux 2.4x và 2.6x cũng có một Firewall ứng dụng lọc gói tin có thể cấu hình ở mức độ cao Netfilter/Iptables. Netfilter/Iptable gồm 2 phần là Netfilter ở trong nhân Linux và Iptables nằm ngoài nhân. Netfilter cho phép cài đặt, duy trì và kiểm tra các quy tắc lọc gói tin trong Kernerl. Netfilter tiến hành lọc các gói dữ liệu ở mức IP. Netfilter làm việc nhanh và không làm giảm tốc độ của hệ thống. Được thiết kế để thay thế cho linux 2.2.x Ipchains và linux 2.0.x ipfwadm, có nhiều đặc tính hơn Ipchains và được xây dựng hợp lý hơn. IpTables chịu trách nhiệm giao tiếp giữa người dùng và Netfilter để đẩy các luật của người dùng vào cho Netfilter xử lí. Chương trình Iptables được dùng để quản lý các quy tắc lọc gói tin bên dưới cơ sở hạ tầng của Netfilter. Các ứng dụng của Iptables đó là làm IP Masquerading, IP NAT và IP Firewall. Tài liệu này được viết ra nhằm đem đến cho mọi người cái nhìn rõ nét về FireWall và đặc biệt là FireWall Iptables của Linux. Nội dung chính của tài liệu gồm 3 Chương và 1 Phụ lục. Chương I: Các mối đe dọa an ninh mạng và một số giải pháp Chương II:Tổng quan firewall Chương III: Iptable trong linux Chương IV: Ứng dụng của iptable trong linux Phụ Lục A: Danh sách các từ viết tắt trong tài liệu này hoặc có liên quan.

Nguồn: docs.4share.vn/docs/11197/Xay_dung_mo_hinh_bao_ve_mang_bang_buc_tuong_lua_iptable_cua_linux.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận