Sách: Ông già Khốttabít, 2 tập (10 x 15 cm)

Ông già Khốttabít, 2 tập (10 x 15 cm)
77.000
1970
53a6e4187f8b9a77248b456c

vi
10 x 15 cm

Mô tả

Một lần đi tắm sông, cậu bé 12 tuổi Vônca nhặt được một chiếc bình đồng cũ. Khi mở ra, cậu đã vô tình giải thoát cho một ông thần đã bị giam trong đó cả ngàn năm. Để đền ơn, ông thần già Khốttabít đi theo Vônca cả ở nhà và ở trường, sẵn sàng thực hiện bất cứ điều ước nào của cậu. Từ đó bao rắc rối xảy ra.

 

Đầu tiên, ông Khốttabít suýt làm Vônca thi trượt khi nhắc bài cho cậu bằng những kiến thức địa lí từ thời cổ đại. Sau đó, để cậu vui lên, ông biến ra hàng loạt món quà: tòa lâu đài tráng lệ trên sân chơi, hàng đoàn lạc đà xuất hiện giữa phố, 22 quả bóng da dê thượng hạng để 22 cầu thủ khỏi phải tranh nhau trên sân… Cứ như thế, cuộc sống của Vônca bị đảo lộn mỗi khi ông Khốttabít rứt một sợi râu để làm phép, vì ông hoàn toàn ngây thơ trong xã hội hiện đại.

 

Những tình huống bi hài khó quên cùng những nhân vật sinh động hiện ra dưới ngòi bút trào phúng đặc sắc của nhà văn Lazar Lagin khiến người đọc bị cuốn hút từ đầu đến cuối. Bên cạnh câu chuyện hấp dẫn, cuốn sách còn chứa đựng nhiều chi tiết thú vị về xã hội Liên Xô trước kia. Ra đời từ năm 1938, Ông già Khốttabít là cuốn sách thân thiết của nhiều thế hệ thiếu nhi ở cả Liên Xô và Việt Nam. Tác phẩm cũng đã được dựng thành phim năm 1956 và 2006.

 

 

Vài nét về tác giả Lazar Lagin (1903 - 1979):

Lazar Lagin là bút danh của Lazar Yosifovych Ginzburg. Ông sinh năm 1903 trong một gia đình Do Thái ở Vitebsk, Nga. Ông rất tài hoa, có năng khiếu trong cả văn chương, âm nhạc và điện ảnh. Các tác phẩm chính của ông bao gồm: Ông già Khốttabít (truyện thiếu nhi, 1938), Sáng chế AB (tiểu thuyết viễn tưởng, 1947), Đảo thất vọng (tiểu thuyết viễn tưởng, 1951).

 

Câu chuyện về ông thần Khốttabít lạc vào thế giới hiện đại rất quen thuộc với thiếu nhi các nước XHCN trước đây và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.

 

L. Lagin qua đời năm 1979. Đến nay, ông vẫn được coi là một trong những đại diện hàng đầu của văn học trào phúng và văn học thiếu nhi Liên Xô.





Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận