Giải Scotiabank Giller 2005
Sơ lược về tác phẩm
Với lối viết đầy cảm nhận và trải nghiệm, David Bergen đã đối diện với vấn đề hậu chiến của Việt Nam bằng những suy tư chân thật đến khách quan. Có lẽ bởi vậy mà Ở lưng chừng thời gian đã thành công khi dẫn dắt độc giả khám phá bối cảnh cuộc đời và tâm trạng của những con người từng một lần bước qua cuộc chiến tranh tàn khốc.
Trở về đất nước Canada sau khi tham chiến ở Việt Nam, Charles Boatman gắng gượng tìm lại niềm vui trong cuộc sống gia đình, bên vợ và các con. Nhưng những ám ảnh dai dẳng về chiến tranh đã đẩy ông dần xa họ. Và một ngày, ký ức về những ngôi làng điêu tàn, những vụ thảm sát, cái chết của
.những đứa trẻ vô tội… đã đưa ông về lại Đà Nẵng, nơi chiến trường xưa cũ, một cách im lặng và vô hướng. Ngay sau đó, Ada Boatman và em trai John cùng lên đường sang Việt Nam tìm người cha mất tích.
Từ đấy, câu chuyện đan xen giữa hai bối cánh, người cha tìm về chiến địa, và những đứa con đi tìm cha. Để rồi, Charles Boatman không tìm thấy được gì hơn ngoài sự trỗi dậy của ký ức dày vò, đau đớn của tuổi trẻ, nỗi cô đơn lạc lõng thực tại. Ông chết giữa biển Mỹ Khê, nơi đã lưu lại con người thật sự mà ông từng đánh mất. Trong khi đó, Ada và em trai vẫn mải miết tìm cha. Những mối quan hệ chốc loáng trong cuộc kiếm tìm của họ hiện lên giữa bối cảnh đời sống Việt Nam hậu chiến, khắc họa sâu hơn mất mát của không chỉ những người tham chiến mà là cả một thế hệ mới lam lũ và chai sạn. Ada và John chưa từng đến vùng đất này, chưa từng trong chiến tranh, nhưng cũng như thế hệ kia, cuộc đời của họ đã phải trải nghiệm chiến tranh, từ ám ảnh của quá khứ còn hiện diện. Cuối cùng, họ đau đớn nhận lấy cái chết của người cha, và mang theo những ám ảnh mới từ một cuộc chiến tranh đã qua.
Nhận định
“Một cái nhìn của thế kỷ 21 về Việt Nam.” – The Gazette
“Có thể là tác phẩm hay nhất đối diện và thấu hiểu vấn đề hậu chiến tranh Việt Nam” – Kirkus Review