Sách: Cái quái dị

Mô tả

CHI TIẾT SÁCH

I. THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Cái quái dị

Tác giả: Pierre Péju

Dịch giả: Hoàng Thanh Thủy

Hiệu đính: Phạm Toàn

Khổ sách: 12 x 20 cm

Số trang: 100 trang

Giá bìa: 20.000 VNĐ

Tủ sách: Thú vui tư duy

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

Năm xuất bản: 2012

 

II. GIỚI THIỆU SÁCH

1. Về tác giả:

Pierre Péru là nhà triết học, tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu luận. Ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm, trong đó có một số tiểu thuyết được giảng dạy trong trường phổ thông của Pháp.

Stéphane Blanquet là tác giả, nhà minh họa và đạo diễn phim hoạt hình. Ông sáng tác nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi và cả người lớn.

2. Về tác phẩm:

Cuốn sách dày 100 trang, bàn luận về cái quái dị ở nhiều khía cạnh: truy tìm khái niệm cái quái dị trong lịch sử, văn học và chính tr; lí do tại sao người ta gọi một số hành động là “quái di”, cái quái dị là sản phẩm của sự dư thừa hay thiếu vắng lí trí?

Đôi nét giới thiệu về Tủ sách “Chouette! Penser”, Gallimard Jeunesse, Pháp 2007 (Thú vui tư duy, Nhà xuất bản Tri thức, 2009)

Chủ biên: Myriam Revault d’Allones

Myriam Revault d’Allones là nhà triết học. Bà quy tụ quanh mình nhiều nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà văn, và cùng thực hiện dự án Triết học cho Trẻ em.

Một số tác phẩm cùng một tủ sách:

-           Con người là gì?

-           Tự do là gì?

-           Cười cái gì?

-           Tại sao con người gây ra chiến tranh?

-           Già đi ư? – Chẳng muốn đâu

-           Con gái con trai vui sống cùng nhau

-           Tranh cãi về Thượng đế - Vì sao?

-           Triết lý cuả điệu múa

 

3. Mục lục

Bình thường và lạ thường

Cái quái dị là gì?

Sức hút của cái quái dị

Cái quái dị - một dấu hiệu của thần linh?

Con người ly khai với cái quái dị

Người hùng diệt yêu quái và phù thủy thua âm binh

Cái quái dị trong chúng ta và trong kẻ khác

Quái dị trong lịch sử và chính trị

Lý trí ngủ vùi sinh ra quái vật

Bảng chỉ mục

Bộ sưu tập nhỏ về cái quái dị

 

4. Điểm nhấn

“Thế nào là bình thường và khác thường? Thế nào là nhân tính và phi nhân tính? Làm thế nào để hiểu được những lo lắng khơi lên từ sự khác biệt và xa lạ? Tại sao người ta lại gọi một số hành động do con người phạm phải là “quái dị”. Người ta nói rằng, “Sự ngủ say của lý trí sinh ra những con quái vật”, nhưng chẳng phải dư thừa lý trí quá cũng sinh ra sự quái dị đó sao?”

(Trích bìa 4, Cái quái dị, Pierre Péru, Hoàng Thanh Thủy dịch, NXB Tri thức, 2012)




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận