Hậu Thủy Hử là bản dịch 49 hồi phần hậu của Thủy Hử toàn truyện (120 hồi). Từ kết cấu, tình tiết, hệ thống nhân vật của tác phẩm, tác giả đã bám chắc cơ sở hiện thực để miêu tả sâu sắc, toàn diện và có tình điển hình quá trình phát sinh, phát triển và thất bại của cuộc khởi nghĩa nông dân Lương Sơn Bạc. Việc thể hiện sự bế tắc, hạn chế của cuộc khởi nghĩa, việc xây dựng một nhân vật cầm đầu khởi nghĩa nông dân có tính đa dạng và phức tạp như Tống Giang đáng kể là thành tựu nghệ thuật xuất sắc của tác phẩm. Nó không phải là ca ngợi một chiều những thắng lợi của nghĩa quân trước ngày các đầu lĩnh "xếp ngôi thứ". Logic cuộc sống chỉ có thế: hoặc cuộc khởi nghĩa tiên lên lật đổ triều đình Triệu Tống, hoặc là tồn tại trong một thời gian như một lực lượng cát cứ rồi cuối cùng tàn lụi hoặc bị tiêu diệt... Chúng ta không ca ngợi một chiều thắng lợi của khởi nghĩa Lương Sơn Bạc mà hạ thấp phần sau của Toàn truyện vốn có giá trị hiện thực và ý nghĩa tố cáo sâu sắc.
Mục lục
- Lời giới thiệu - Hồi thứ bảy mươi hai: Sài Tiến cài hoa vào vườn cấm Lý Quỳ đêm hội náo Đông Kinh - Hồi thứ bảy mươi ba: Lý Quỳ một mình bắt quỷ Yến Thanh về trại dâng đàn - Hồi thứ bảy mươi bốn: Yến Thanh vật ngã Kình thiên trụ Lý Quỳ làm trị huyện Thọ Trương - Hồi thứ bảy mươi lăm: Hoạt Diêm La đục thuyền trộm ngự tửu Hắc Toàn Phong xé chiếu mắng Huy Tông - Hồi thứ bảy mươi sáu: Ngô Học Cửu bày trận Ngũ phương kỳ Tống Công Minh dàn quân bát quái trận ..........