Sách: Hệ thống giáo dục và khoa cử Nho giáo triều Nguyễn

Hệ thống giáo dục và khoa cử Nho giáo triều Nguyễn
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hệ thống giáo dục, khoa cử thời phong kiến ở nước ta nói chung và dưới triều Nguyễn nói riêng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Hệ thống giáo dục và khoa cử Nho giáo triều Nguyễn của TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh.

vi
216

Mô tả

he-thongTác giả: Nguyễn Ngọc Quỳnh

Số trang: 216 trang

Số tiền: 37.000 đ

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hệ thống giáo dục, khoa cử thời phong kiến ở nước ta nói chung và dưới triều Nguyễn nói riêng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Hệ thống giáo dục và khoa cử Nho giáo triều Nguyễn của TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh.

Nội dung cuốn sách đi sâu phân tích những khía cạnh xung quanh vấn đề giáo dục, khoa cử dưới triều Nguyễn - một trong những điển hình của mô hình giáo dục, khoa cử phong kiến Việt Nam. Từ việc phác họa bối cảnh chính trị - xã hội đất nước thời kỳ này, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục, cách thức tiến hành khoa cử, chọn lựa, sử dụng nhân tài của triều đình nhà Nguyễn đến những đóng góp của các sĩ phu đương thời về văn chương, học thuật, về những đề nghị cải cách giáo dục và canh tân đất nước... dưới triều Nguyễn, đều trở thành những bài học quý trong công tác giáo dục và đào tạo con người hiện nay.

Cuốn sách được tác giả khai thác nhiều nguồn tài liệu quý của Quốc sử quán triều Nguyễn và Nội các triều Nguyễn như: Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam thực lục…; các sách chuyên khảo về giáo dục và khoa cử được biên soạn dưới triều Nguyễn như: Quốc triều hương khoa lục, Quốc triều đăng khoa lục của Cao Xuân Dục. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo, sử dụng một số nguồn tài liệu nước ngoài liên quan. Cuốn sách cũng tập hợp, kế thừa các công trình của các nhà nghiên cứu đi trước về giáo dục, khoa cử Việt Nam nói chung cũng như của triều Nguyễn nói riêng. Từ các nguồn tài liệu trên, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, kết hợp với phương pháp thống kê định lượng, so sánh, đối chiếu… để phân tích, giải quyết vấn đề.

Ngoài phần Phụ lục, cuốn sách gồm bốn chương: Chương I: Tình hình chính trị - xã hội và chính sách giáo dục, khoa cử nho giáo dưới triều Nguyễn; Chương II: Hệ thống giáo dục; Chương III: Hệ thống khoa cử; Chương IV: Các nhà khoa bảng trong bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội triều Nguyễn.

Đây là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách về giáo dục, các nhà khoa học, học sinh, sinh viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận