Sách: Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng nhà nước pháp quyền

Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng nhà nước pháp quyền
Chương 3: Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

vi

Mô tả

 

 Cuốn sách do TS. Phạm Ngọc Dũng làm chủ biên, gồm 196 trang, chia theo 3 chương:

Chương 1: Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước pháp quyền. Chương này, các tác giả nêu ra tư tưởng nhà nước pháp quyền trước Mác; quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về nhà nước pháp quyền; quan niệm và yếu tố chi phối đến sự hình thành và phát triển nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương 2: Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong chương này, các tác giả đi sâu phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân, khái quát quá trình nhận thức và thực hiện nhà nước pháp quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư tưởng của Hồ Chí Minh cho rằng nhà nước dân chủ nhân dân được thể hiện ở các điểm: nhà nước dân chủ nhân dân phải là nhà nước có nền dân chủ thực sự và toàn diện; nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân phải là nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng hệ thống pháp luật dân chủ; nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân phải là công cụ bảo vệ và phát triển con người và quyền con người; nhà nước pháp quyền phải là nhà nước có sự phân quyền trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.

Chương 3: Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Xuất phát từ tình hình thực tiễn Việt Nam hiện nay, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta cần phải: một là, đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân; hai là, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dân chủ và tổ chức thực hiện pháp luật; ba là, đổi mới hơn nữa phân công quyền lực nhà nước; bốn là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.

Ngày nay, theo các tác giả, để kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cần thống nhất một số quan điểm cơ bản: một là, quan điểm nhận thức nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hai là, quan điểm kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; ba là, kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cần nhận thức rõ: Nhà nước pháp quyền Việt Nam mang tính giai cấp công nhân, đồng thời mang tính dân tộc sâu sắc; Nhà nước pháp quyền Việt Nam phải thực sự là nhà nước “của dân, do dân, vì nhân dân”; Nhà nước pháp quyền Việt Nam phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

 Ngọc Huệ




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận