Sách: Kể Chuyện Lịch Sử Việt Nam Thời Trần

Kể Chuyện Lịch Sử Việt Nam Thời Trần
44.000
Tác giả: Phạm Minh ThảoBìa mềm. Xuất bản tháng 04/2009. NXB Văn Hóa - Thông TinSố trang: 283. Kích thước: 14.5x20.5x1.1cm. Cân nặng: 260 gr
53a6e4267f8b9a77248b457b

vi
283
14.5x20.5x1.1cm.

Mô tả

Chỉ đến thế kỷ XV, cả một giai đoạn lịch sử của nước ta bắt đầu từ kỷ Hồng Bàng mới chính thức được các sử gia phong kiến ghi lại dựa theo “Dã sử, Bắc sử, các bản truyện chí và những việc nghe thấy, truyền lại rồi khảo đính biên tập mà thành” (Ngô Sỹ Liên). Các công trình sử học do các sử gia phong kiến ghi chép theo quan điểm chính thống thường mang rõ rệt dấu ấn của thời đại, bị chi phối quan niệm cá nhân của nhà chép sử. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một nguồn sử liệu khác không kém phần quan trọng, đó là dã sử, sử lưu truyền trong dân gian, trong chốn quê mùa với cách kể, lý giải các sự kiện, nhân vật lịch sử không bị đóng cứng vào một khuôn mẫu nhất định.

Như vậy, bên cạnh lối chép sử “giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt, người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn”, còn có “tục dân” phản ánh đạo lý sáng suốt của nhân dân ta mà nhiều sử gia phong kiến do sự hạn chế đã xa rời đạo lý đó, đi đến những lời buộc tội bất công oan uổng đối với một số nhân vật lịch sử hoặc một số nhận thức sai lầm đối với lịch sử dân tộc.

Vì thế, bộ sách “Kể Chuyện Lịch Sử Việt Nam” mong muốn lần tìm lại các nguồn sử liệu mang tính chất “tục dân” để dưới cách tiếp cận khác, giúp người đọc có thể hiểu lịch sử dân tộc qua một lăng kính mới. Thực ra cách tiếp cận này chưa hẳn đã hoàn toàn ưu việt bởi dã sử vốn mang tính đại chúng, tính truyền miệng được lưu truyền qua bao đời khiến sự chính xác rất khó xác định, nhiều khi phải đi vào từng trường hợp cụ thể để đoán định. Nhưng dẫu có lưỡng lự, cũng phải công nhận một điều, dã sử đã làm phong phú thêm cho lịch sử nước nhà. Rất có thể quan niệm của nhân dân về một sự kiện, nhân vật lịch sử nào đó không giống quan niệm của các sử gia phong kiến hoặc quan niệm đó được điều chỉnh lại theo đạo lý của một dân tộc đã phải chịu nhiều thương đau trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Vì vậy, một cách tiếp cận khác nhiều khi lại làm sự vật như được nhìn qua ống kính vạn hoa và có lẽ điều này sẽ gợi nên nhiều ý tưởng thú vị đối với bạn đọc.



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận