Sách: Kỹ Năng Quản Lý Của Tổ Trưởng Sản Xuất Và Quản Đốc Phân Xưởng

Kỹ Năng Quản Lý Của Tổ Trưởng Sản Xuất Và Quản Đốc Phân Xưởng
52.000
Tác giả: Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Việt Ánh, Trần Thị Việt HoaBìa mềm. Xuất bản tháng 10/2008. NXB Thống KêSố trang: 375. Kích thước: 14.5x20.5x1.5cm. Cân nặng: 340 gr
53a6e42b7f8b9a77248b4586

vi
375
14.5x20.5x1.5cm.

Mô tả

Phân xưởng và tổ sản xuất là đơn vị trực tiếp tạo ra hàng hóa sản phẩm và dịch vụ, là nơi người lao động đóng góp sức lực và trí tuệ của họ cho doanh nghiệp, là nơi sử dụng trực tiếp các yếu tố sản xuất như máy móc, nguyên nhiên vật liệu và sức lao động. Do đó quản lý tốt phân xưởng và tổ sản xuất là chìa khóa đảm bảo thành công của doanh nghiệp.

Quản trị điều hành tại tổ sản xuất và phân xưởng là khâu hết sức quan trọng. Tuy nhiên cũng là khâu quản lý hết sức phức tạp, bởi vì quản lý tại đơn vị cơ sở chủ yếu là quản lý con người, bao gồm từ việc tuyển chọn, đào tạo, bố trí sử dụng, tạo động lực, kiểm tra đánh giá năng lực kết quả làm việc của nhân viên trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố sản xuất và kế hoạch sản xuất.

Sách sẽ giới thiệu những kỹ năng chính yếu để quản đốc phân xưởng và tổ trưởng sản xuất dùng làm cẩm nang cho công việc điều hành doanh nghiệp cũng như các cơ quan ban ngành liên quan.

Mục lục:

Lời nói đầu

Bài 1: Tổ chức sản xuất

Khái niệm về tổ chức sản xuất và nhiệm vụ của tổ sản xuất
Nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ trưởng sản xuất
Bài tập tình huống “Thế nào là 1 người lãnh đạo?”

Bài 2: Định mức lao động và tổ chức áp dụng mức lao động tại tổ sản xuất

Khái niệm về mức lao động
Yêu cầu và nội dung của công tác định mức lao động
Phân loại thời gian làm việc
Các phương pháp xây dựng định mức lao động
Phương pháp điều tra phân tích
Phương pháp xây dựng định mức thời gian và định mức sản lượng
Phương pháp đánh giá việc hoàn thành mức
Đánh giá trình độ công tác tổ chức xây dựng và thực hiện định mức

Bài 3: Tạo động lực làm việc cho nhân viên

Các khái niệm liên quan đến động lực làm việc của nhân viên
Hiểu biết tổ trưởng sản xuất về nhu cầu của nhân viên tại nơi làm việc là cơ sở tạo động lực làm việc cho nhân viên
Thiết kế công việc để làm tăng hiệu quả công việc
Vai trò của người lãnh đạo trong việc tạo động lực cho nhân viên
Làm giàu công việc
Những hình thức làm giảm công việc ở doanh nghiệp bạn

Bài 4: Năng suất lao động và biện pháp tăng năng suất lao động

Khái niệm về năng suất lao động
Các chỉ tiêu tính năng suất lao động
Phân tích tình hình năng suất lao động
Biện pháp tăng năng suất lao động

Bài 5: Phân tích công việc

Khái niệm và ý nghĩa của phân tích công việc
Những thông tin cần thu thập trong phân tích công việc
Nội dung trình tự thực hiện phân tích công việc
Các phương pháp thu thập thông tin để phân tích công việc
Những nội dung chính của bản mô tả công việc
Bảng tiêu chuẩn công việc

Bài 6: Phương pháp ghi chép ban đầu tại tổ sản xuất

Mục đích và yêu cầu ghi chép ban đầu tại tổ sản xuất
Những thông tin cần thu thập trong ghi chép ban đầu tại tổ sản xuất
Tổng hợp số liệu và theo dõi tình hình sản xuất tại tổ sản xuất

Bài 7: Hoạch định lịch trình sản xuất

Các nguyên tắc sắp xếp thứ tự các công việc
Nguyên tắc Johnson
Phương pháp phân công công việc trên các máy và cho từng nhân viên
Mô hình điều độ sản xuất theo lô và hỗn hợp

Bài 8: Đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật cho nhân viên

Những khái niệm liên quan đến việc đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật cho nhân viên
Trình tự tổ chức khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên

Bài 9: Quản lý máy móc thiết bị và nguyên vật liệu

Quản lý máy móc thiết bị
Định mức sử dụng nguyên vật liệu

Bài 10: Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên và tổ chức cung cấp thông tin phản hồi
Tài liệu tham khảo



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận