Việc trồng cây kiểng bonsai ngày nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn trong ý nghĩa sâu xa của nó.
Trồng bonsai là kết quả cuối cùng qua nhiều giai đoạn - làm vườn, kỹ thuật chuyên môn, nghệ thuật và triết học - tất cả các mặt này được kết hợp chặt chẽ đến nước thiếu một trong các yếu tố trên có thể làm cho toàn bộ quá trình mất đi sự hoản hảo mà đây chính là mục đích của sự say mê. Mỗi cây bonsai đều có nhu cầu riêng, thay đổi tùy vùng khí hậu và phải được chăm sóc với kỹ thuật chuyên biệt. Ngoài các yếu tố này, người trổng cây phải có óc thẩm mỹ và phải biểu lộ sự yêu thương và trân trọng đối với cây trồng theo quan niệm triết học của Phương Đông. Như thế, cây không chỉ được xem chỉ như một thực thể, mà còn là một phần của vũ trụ với đời sống tinh thần riêng.
Nối dây ràng buộc giữa người trồng cây kiểng bonsai và cây trồng sâu sắc khác thường, không thể thấy trong bất cứ ngành làm vườn nào khác. Phần đông chúng ta đều yêu thích bông hoa vì vẻ đẹp rực rỡ của chúng, và nhiều người trong số chúng ta cảm nhận được một cách mạnh mẽ sự yên tĩnh, sức mạnh, và sự che chở từ cây cỏ. Tuy nhiên, việc gây dựng cây kiểng bonsai không phải chỉ là trồng cây trong chậu mà còn là cách chúng ta mới được tiếp cận với thiên nhiên hơn.
Ngày nay cây kiểng bonsai đã trở nên thời thượng thế nhưng người ta có lẽ quên rằng cây kiểng bonsai luôn tự diễn đạt chính mình và theo thời gian nó có thể biến dạng. Nói đúng ra thì không có cây kiểng bonsai nào thật sự hoàn chỉnh mà chỉ có những cây ở nhiều giai đoạn trồng trọt khác nhau. Trái với các hình thức nghệ thuật khác, niềm vui có được khi hoàn thành tác phẩm không nhiều bằng quá trình sáng tạo.
Không ai trong số những người vun vén cây kiểng bonsai, lại tư cho rằng mình là nghệ nhân, song trong nhiều bộ sưu tập mục tiêu này để được đạt tới người ta có thể gọi cây kiểng bonsai đích thực là "những tác phẩm điêu khắc sống”.
Trong quyển sách này, tác giả đã cố gắng tóm lược một số kinh nghiệm cá nhân mà ông đã có vinh dự được cộng tác với những người trồng bonsai nổi tiếng nhất. Và nhờ họ, tác giả đã thu thập được tất cả kiến thức về kỹ thuật trồng bonsai. Cùng những lời dạy bảo của họ, ông không những có cơ hội hiểu rõ về cây kiểng bonsai mà còn quán triệt hai chân lý nền tảng:
Thứ nhất là bài học về tính khiêm nhường. Khi ai trên đời có thể thông suốt mọi thứ, tuy nhiên mỗi người trong chúng ta, qua kinh nghiệm cá nhân, có thể đã góp phần không ít cho sự hiểu biết về thiên nhiên. Thứ hai là sự nhận thức, mặc dù có những dị biệt nhưng vẫn có những giá trị nền tảng trong di sản chung của mọi nền văn minh.
Quyển sách này có nhiều tranh minh họa, và đã trở thành một quyển tự điển nhỏ về cây kiểng baonsai mà trong đó 140 mẫu cây được trình bày cùng với nhiều nguồn tài liệu khác nhau và những ý kiến thực tiễn về các phương pháp cấy trồng.
Quyển sách này sẽ giúp phổ biến một nền nghệ thuật dựa vào kiến thức về các kỹ thuật đôi khi rất dễ thực hiện, và nhất là lòng say mê.