Sách: Khoa bảng Bắc Bộ và Thanh Hóa qua tài liệu Mộc bản triều Nguyễn

Khoa bảng Bắc Bộ và Thanh Hóa qua tài liệu Mộc bản triều Nguyễn
Tài liệu Mộc bản triều Nguyễn đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quôc gia IV gồm những bản khắc gỗ rất phong phú về nội dung, rất đặc sắc về phương thức chế tác,...

vi
696

Mô tả

khoa-bangTác giả: Trung tâm lưu trữ quốc gia IV

Số trang: 696

Tài liệu Mộc bản triều Nguyễn đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quôc gia IV gồm những bản khắc gỗ rất phong phú về nội dung, rất đặc sắc về phương thức chế tác, phản ánh đời sống xã hội Việt Nam dưới thời phong kiến trên các lĩnh vực: văn hóa, chính trị, quân sự, giáo dục… Đây là những tài liệu có giá trị lịch sử và văn hóa, đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

Nhằm phát huy và tiếp tục quảng bá các giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản cuốn Khoa bảng Bắc Bộ và Thanh Hóa qua tài liệu Mộc bản triều Nguyễn. Nội dung cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về các nhà khoa bảng các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Sơn Tây, Thái Bình và Thanh Hóa. Đây là những thông tin gốc được khắc trên Mộc bản triều Nguyễn lần đầu tiên được công bố.

Cuốn sách gồm 3 phần:

Phần I: giới thiệu các nhà khoa bảng Bắc Bộ và Thanh Hóa đỗ Đại khoa. Phần này được chia làm hai nội dung: Thi Hội, giới thiệu các nhà khoa bảng thuộc 8 tỉnh (Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Sơn Tây, Thái Bình và Thanh Hóa); Thi Đình, giới thiệu các nhà khoa bảng thuộc hai tỉnh (Nam Định và Thanh Hóa).

Phần II: giới thiệu các nhà khoa bảng Bắc Bộ và Thanh Hóa đỗ Trung khoa (thi Hương) của 5 trường thi (Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Sơn Nam và Thanh Hóa).

Phần III: giới thiệu bản dập Mộc bản triều Nguyễn về các nhà khoa bảng thi đỗ Đại khoa, Trung khoa ở Bắc Bộ và Thanh Hóa.

Cuốn sách được biên soạn rất cẩn trọng và công phu, được giới thiệu đầy đủ, có hệ thống và khoa học trên cơ sở nguyên văn nội dung khắc trên Mộc bản triều Nguyễn, đồng thời tiếp thu và kế thừa có chọn lọc thành quả của những công trình trước đây, nó đã trở thành tài liệu góp phần làm hoàn thiện diện mạo tài liệu Mộc bản triều Nguyễn về các nhà khoa bảng. Cuốn sách đáp ứng tốt yêu cầu bảo tồn, nghiên cứu, khai thác và giới thiệu Di sản tư liệu thế giới.




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận