Sách: Lên Đường Với Trái Tim Trần Trụi - Tôi Là Một Con Lừa

Lên Đường Với Trái Tim Trần Trụi - Tôi Là Một Con Lừa
58.000
Tác giả: Nguyễn Phương MaiBìa mềm. Xuất bản tháng 05/2013. NXB Hội Nhà VănSố trang: 181. Kích thước: 14 x 20.5cm. Cân nặng: 230 gr
53a6e4237f8b9a77248b4578

vi
181
14 x 20.5cm.

Mô tả

“Trước mỗi lần lên đường, tôi cố gắng trút bỏ mọi định kiến, mọi hình dung.

Tôi dốc cạn để đầu óc trống rỗng, không mong chờ, không phán đoán.

Tôi liều mạng để trái tim mình rộng mở, trần trụi.

Và tôi lên đường như một tờ giấy trắng, với niềm khát khao được phủ kín, được lấp đầy, được đổi thay.”

 

Like a rolling stone - Như một hòn đá lăn. Để không bị bám rêu. Để thấy mình sảng khoái như một cánh chim bay trên thung lũng thăm thẳm. Để đi đến tận cùng sợ hãi khi bước ra khoảng không từ độ cao vời vợi. Để phát hiện ra sự nhỏ bé ngu ngốc của con người trước tự nhiên. Để băn khoăn trước câu hỏi văn minh hay mông muội. Để phá tan những ngộ nhận và định kiến. Để soi vào danh tính và bản ngã con người mình. Để liều lĩnh. Để tươi mới. Để suy tưởng. Để nghẹn ngào. Đe hớn hở. Để độc thân mà vẫn long lanh.

 

(Tác giả Nguyễn Phương Mai)

 

 

Gọi phụ nữ xinh đẹp là con lừa thì kinh khủng quá. Trên đời này còn bao nhiêu con khác sang trọng hơn, mểm mại hơn và lấp lánh hơn.

 

Nhưng cá nhân tôi thấy con lừa rất tuyệt. Tai nó vểnh lên, dễ dàng quay tứ phía, mắt nó mượt như nhung và to đến mức nhìn thấy cả đuôi mình. Chân nó thì khỏi phải nói, vừa khỏe lại vừa êm. Trước lừa, mọi thứ đều bình an, mọi cái ác đều tan biến. Nếu bạn hay xem phim, bạn sẽ thấy anh hùng luôn cưỡi ngựa còn thần thánh lại cưỡi lừa. chẳng phải Jesus tiến vào Jerusalem trên lưng một con lừa đó sao, chưa kể các vị tiên tri và ông tổ khác như Abraham hay Moses! Chỉ ngồi bên lừa ta mới suy tư.

 

Điều tuyệt đẹp ở lừa là nó không đứng im. Trâu bò thong thả nhai cỏ, còn lừa thong thả đi. Lừa đi hoài, đi hoài, không đi quá nhanh, hẳn rồi, nhưng bao giờ cũng tới đích và đi nhiều lắm thì cũng thành nhanh.

 

Phương Mai đi nhiều. Phần lớn chúng ta cũng thế, nhưng đấy là đi kiếm ăn, đi tìm bồ hoặc đi trốn nợ. Những sự đi ấy tuy quần quật nhưng luôn trở về chỗ cũ. Chúng ta phi nước đại hằng ngày trên con đường mòn đến kiệt sức.

 

Mai thì không phi. Cô cắp tấm thân mình dưới nách. Chạy nước kiệu qua hết chỗ nọ chỗ kia. Ở đâu cô cũng ngạc nhiên, vùng đất nào cô cũng hồi hộp.

 

Phương Mai không già, và tôi có cảm giác với kiểu đi này, cô sẽ không già cho đến chết. Hầu hết chúng ta sẽ chết ở nhà, điều đó phải được coi là bi kịch chứ không thể là sự an tâm như nhiều kẻ vẫn chắc mẩm, kể cả tôi. Tôi thường tự an ủi mình là ngồi trong nhà, mở ti vi xem Discovery hoặc National Geographic cũng là “đi” rồi. Sau khi yên tâm như thế, tôi thường đi... ngủ. Trong lúc tôi chìm sâu vào trong tấm chăn êm đềm (nhưng thực ra tẻ nhạt), thì có không biết bao nhiêu con lừa vẫn vừa thở dốc vừa vui vẻ khởi hành.

 

Đi với lừa trở thành một bản năng đến mức đôi khi mắt nó phải che bởi chả cần nhìn đường. Mai cũng thế, dù mắt cô không che. Có cảm giác cô không hỏi ai trước khi lên đường, không bị định kiến của thiên hạ làm chùn bước. Những kẻ như Mai có khả năng đi lung tung, nhưng không khi nào đi cuối cùng. Tôi rất mong có ngày sẽ được nắm đuôi Mai.

 

Nhiểu nhà khoa học tuyên bố loài người ra đời khi khỉ biết đứng thẳng hai chân. Nhầm. Khi họ đi mới đúng.

 

Có nhiểu định nghĩa về tự do. Nhưng tôi nhớ mãi câu của một nhà văn khi vừa mới ra tù, thoát khỏi cổng sắt: “Tự do là di chuyển”. Hay thiệt. Không di chuyển thì tự do để làm gì?

 

(Đạo diễn Lê Hoàng)

 

 

Về tác giả:

 

Nguyễn Phương Mai sinh ngày 27-11-1976 tại phố Lò Đúc, Hà Nội.

 

Phương Mai viết văn từ năm lớp 10 và là cây bút đóng góp cho báo Hoa Học Trò  những số đầu tiên. Năm 17 tuổi, Phương Mai ra tập truyện ngắn đầu tay có tên Đối diện. Hai năm sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Phương Mai trở thành thư ký tòa soạn báo Hoa Học Trò ở tuổi 24.

 

Nhưng Phương Mai sớm từ bỏ vị trí hấp dẫn đó để đi du học Hà Lan, giành học vị Thạc sĩ khoa học ngành Thiết kế giáo dục và Tiến sĩ ngành Giao tiếp đa văn hóa. Từ đó đến nay, Phương Mai là giảng viên tại khoa Kinh tế, Đại học Amsterdam, Hà Lan.

 

Muốn làm “một hòn đá lăn không bám rêu”, Phương Mai đã đặt chân đến gần 80 quốc gia trên thế giới.




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận