Cuốn sách được viết không những trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các tác giả trước đây mà còn đề cập đến những kiến thức đương đại của khoa học lý luận về nhà nước và pháp luật cũng như những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay có ảnh hưởng đến cách nhìn nhận và đánh giá hai vấn đề này.
Cuốn sách bàn đến nhiều nội dung nghiên cứu sau:
- Các nội dung cơ bản nhất về hai hiện tượng nhà nước và pháp luật. Đây là hai bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng, chịu tác động của cơ sở hạ tầng là nền kinh tế. Từ đó, nghiên cứu cách thức để phân biệt nhà nước với các kiểu tổ chức khác; pháp luật với các quy phạm khác trong xã hội; nghiên cứu nguồn gốc nhà nước và pháp luật.
- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các kiểu nhà nước và pháp luật như chủ nô, phong kiến và tư sản từ khi ra đời, phát triển và được thay thế; những nội dung tiến bộ trong từng kiểu nhà nước, kiểu pháp luật và những đóng góp của chúng đối với tiến trình phát triển của nhân loại.
- Nghiên cứu những vấn đề chung của nhà nước xã hội chủ nghĩa như: bản chất, chức năng, hình thức, bộ máy của nhà nước và vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa; ...
Kết cấu cuốn sách gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về nhà nước và pháp luật
Phần thứ hai: Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư sản
Phần thứ ba: Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Lý luận về nhà nước và pháp luật là môn cơ sở ngành làm nền cho tất cả những môn học luật về sau, nhưng lại chứa đựng nhiều nội dung lý thuyết và mang tính trừu tượng. Do vậy, cuốn Lý luận về nhà nước và pháp luật sẽ giúp người học chuyên luật tiếp cận và nghiên cứu môn học thông qua những nội dung khoa học rất cơ bản, gắn kết với những sự kiện lịch sử và những ví dụ minh họa.