Sách: Lịch Sử Con Đường Tơ Lụa Từ Định Danh Đến Hoàn Chỉnh (Hán - Đường)

Lịch Sử Con Đường Tơ Lụa Từ Định Danh Đến Hoàn Chỉnh (Hán - Đường)
34.000
Tác giả: Trần Yên Thảo, Lâm Hồng LânBìa mềm. Xuất bản tháng 01/2008. NXB Văn Hóa - Thông TinSố trang: 228. Kích thước: 13x19x0.9cm. Cân nặng: 170 gr
53a6e4267f8b9a77248b457b

vi
228
13x19x0.9cm.

Mô tả

Biên soạn đề tài này, ngoài những sách tham khảo đã liệt kê, chúng tôi có sử dụng số lớn tư liệu, nhờ bạn bè ghi chép qua nhiều năm, tại các thư viện Cam Túc, Thanh Hải và Tan Cương (Trung Quốc). Đó là những tư liệu chủ yếu hình thành đề tài.

Lịch sử qua thời kỳ bán khai, trang phục đã trở thành nhu cầu cấp thiết hàng đầu của toàn xã hội. Do đó mà ngành nghề dâu tằm ngày càng được trọng thị. "Kinh Thi" (tác phẩm thi ca lâu đời của văn học Trung Quốc) cũng có không ít bài mô tả sinh hoạt trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa của phụ nữ Trung Quốc thời cổ đại.

"Con đường tơ lụa" được khai mở từ Tây Hán, hoàn chỉnh vào đời Đường và được sử dụng suốt 17 thế kỷ. Về sau do sự phát triển đường hàng hải, ít gian nan và nguy hiểm hơn, nên con đường bộ xuyên suốt Đông Tây này ngày càng ít được lưu tâm.

Do sự thông thương của "con đường tơ lụa", những tinh hoa văn hóa, kinh tế giữa Trung Quốc và các nước phương Tây cũng giao lưu rất rộng rãi. Đầu tiên là mặt hàng tơ lụa, đến thế kỷ thứ 4, khi kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa được truyền bá qua các nước Trung Á và Tây Á thì từ các mặt hàng mỹ nghệ khác đến những phát minh khoa học như thuật in ấn, làm giấy, thuốc súng, luyện thép..... của Trung Quốc cũng tiếp tục theo "con đường tơ lụa" truyền bá qua phương Tây. Đồng thời những sản vật vùng Trung Tây Á như Bồ Đào (Nho), Thạch Lựu (quả lựu), Hạch Đào (hạt điều), Chi Ma (gai), Ba Thái... cũng theo ngã đường này lục tục đổ vào Trung Quốc. Cả các ngành nghệ thuật: Hội họa, điêu khắc, âm nhạc... qua đó cũng ảnh hưởng nhau rất sâu đậm.



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận