Cuốn Lịch Việt Nam Thế Kỷ XX-XXI (1901-2100) & Niên Biểu Lịch Sử Việt Nam bao gồm các nội dung chính sau:
- Cung cấp cho dộc giả lịch chính thức của Nhà nước Việt Nam dựa trên múi giờ pháp định. Phương án tính lịch của tác giả đã được Hội đồng Khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (tên cũ là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm nghiên cứu và quản lí về lịch pháp) xét duyệt và thông qua ngày 14 tháng 2 năm 2008. Do là lịch chính thức của Nhà nước nên nó cũng mang tính lịch sử và pháp định, điều này có nghĩa là ở cuốn sách giữ nguyên những số liệu lịch đã sử dụng ở Việt Nam trong thế kỉ trước dù một vài số liệu chưa chính xác.
- Lịch Việt Nam chính thức dược áp dụng tại miền Bắc từ năm 1968 sau Quyết định 121/CP ngày 8-8-1967 của Hội đồng Chính phủ. Quyết định của Chính phủ quy định giờ chính thức của nưóc ta là múi giờ thứ 7 và Âm lịch sử dụng ở nước ta được tính theo giờ pháp định này. Do vậy cuốn sách in lịch Việt Nam (tính theo múi giờ 1) từ 1968 đến 2100 và Âm lịch tính theo múi giờ trước đây (múi giờ 8) từ 1901 đến 1967. Các năm từ 1968 đến 1975 nước ta còn bị chia cắt và ở miền Nam không thay đổi giờ chính thức nên trong phụ lục có đưa thêm Âm lịch tính theo múi giờ 8 để bạn đọc dùng lịch trong đó ở giai đoạn trên tiện tra cứu - cần nói thêm là việc Chính phủ quyết định chọn múi giờ thứ 7 là hoàn toàn hợp với vị trí địa lí cùa Việt Nam khi hầu hết lãnh thổ nước ta, kề cả ở quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa, nằm dọc theo múi giờ này.
- Cung cấp các ngày Âm lịch và ngày chuyển tiết khác nhau giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc từ năm 1968 đến 2100 (ngày chuyển tiết được tính chính xác đến phút).
- Cung cấp thời điểm Mặt trời mọc, lặn của ba thành phố là Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh ở 24 tiết trong năm; Nhật, Nguyệt thực xảy ra trên thế giới và Việt Nam, các tham số Nhật thực (thời gian, độ lớn, độ cao Mặt trời, độ rộng dải trung tâm...) đối với các địa phương quan sát thấy Nhật thực ở Việt Nam thế kỉ XX và XXI.
- Để phục vụ cho một lớp độc giả đông đảo cần tra cứu, sách có bổ sung thêm: Niên biểu lịch sử Việt Nam (có đối chiếu với các triều đại Trung Hoa), phần này do PGS. TS. Lê Thành Lân cung cấp từ đề tài nghiên cúu của ông - đã dược Hội đồng Khoa học nghiệm thu năm 2010 trong ấn phẩm kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; các tham số cổ học phương Đông gắn vói lịch Âm Dương; các ngày lễ hội ở nước ta, đặc biệt là cách tính ngày lễ Phục sinh mà nhiều người quan tâm, nhất là bà con Công giáo...