Luật thanh tra số 56/2010/QH12 được ban hành ngày 15-11-2010 tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra, nâng cao vị trí, vai trò của công tác thanh tra, nhằm phát huy hơn nữa vai trò của ngành Thanh tra trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.
Cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật, ngành Thanh tra có vai trò, vị trí quan trọng trong hệ thống bộ máy nhà nước, là công cụ quản lý hữu hiệu, góp phần to lớn trong đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật.
Cuốn sách Luật thanh tra (có hiệu lực từ ngày 1-7-2011) - với việc đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá bao gồm các bài viết về những định hướng phát triển của ngành Thanh tra, đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành, phục vu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung phân tích các quy định của Luật Thanh tra để phục vụ nhu cầu của cán bộ, nhân dân học tập, nghiên cứu, quán triệt tinh thần, nội dung và tổ chức thực hiện tốt đạo luật.
MỤC LỤC Lệnh số 13/2010/L-CTN ngày 29-11-2010 Của Chủ tịch nước về việc công bố luật Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15-11-2010 của Quốc hội (Có hiệu lực từ ngày 1-7-2011) Chương I. Những quy định chung Chương II. Tổ chức , nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Chương III. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra Chương IV. Hoạt động thanh tra Chương V. Điều kiện bảo đảm hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước Chương VI. Thanh tra nhân dân Chương VII. Điều khoản thi hành