Sách: Mùa Hái Quả

Mùa Hái Quả
52.000
Tác giả: Rabindranath Tagore. Dịch giả: Bùi XuânBìa mềm. Xuất bản tháng 04/2013. NXB Đà NẵngSố trang: 263. Kích thước: 12 x 20cm. Cân nặng: 230 gr
53a6e4d97f8b9aec248b4587

vi
263
12 x 20cm.

Mô tả

Tập thơ nhỏ nhắn, xinh xắn mang tên Mùa Hái Quả (Fruit-Gathering) này do dịch giả Bùi Xuân chuyển ngữ ra tiếng Việt là tập thơ tiêu biểu của Rabindranath Tagore - nhà thơ lớn của Ấn Độ và thế giới. Tập thơ có 86 bài, là bản hợp tấu hùng hồn thúc giục nhân dân Ấn Độ lao vào bão táp, đẩy con thuyền dân tộc vượt qua khói lửa chiến tranh, vượt qua đói nghèo, nô lệ, tiến tới Tự do - Hòa bình - Chân lý.

 

Tuy ra đời cùng thời với các tập thơ nổi tiếng như Người làm vườn (1914), Mảnh trăng non (1915), Cánh thiên nga (1916), Bầy chim lạc (1916)... nhưng phong cách nghệ thuật của Mùa Hái Quả không hoàn toàn giống các tập thơ trên. Đọc và hiểu nó không phải là dễ dàng. Tập thơ mang tính tượng trưng, so sánh, ẩn dụ khá sâu sắc, có dấu ấn của tập Thơ Dâng (Gitanjali), tác phẩm được giải Nobel năm 1913.

 

Chúng ta bắt gặp trong Mùa Hái Quả nhiều hình ảnh, biểu tượng, từ ngữ cao siêu và thiêng liêng như Chúa, Thần, Thánh, Người Xa Lạ, Ánh Sáng, Bóng Tối, Bầu Trời... Trong tập thơ, Tagore còn dùng nhiều cốt truyện có âm hưởng cổ tích, huyền thoại, ngụ ngôn. Tất cả được kể với giọng điệu cầu nguỵện, suy tư, triết lý, thành kính và nồng nàn.

 

Mùa Hái Quả được phủ một lớp sương mù huyền ảo nhưng vẫn lấp lánh ánh sáng của hiện thực. Thơ Tagore phần nhiều là thế cho nên có nhà nghiên cứu đã xem Tagore là một họa sĩ có tài vẽ bụi đất và ánh sáng mặt trời.

 




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận