Sách: Một mình qua đường

Một mình qua đường
50.000
1970
53a6e4237f8b9a77248b4578

vi
428
13.5 x 20.5 cm

Mô tả

Từ "Những ngôi sao xa xôi" với giọng văn trong trẻo, Lê Minh Khuê bước vào làng văn mới với một phong cách riêng. Nhẹ nhàng, giản dị, trong sáng... từng truyện ngắn của bà khuấy động những suy nghĩ sâu xa nơi người đọc. Thời báo New York đã nhận xét: "Qua bản dịch, hiện lên hình ảnh tác giả, một người có văn phong đẹp, nghiêm trang, cùng với sự châm biếm tinh tường, đồng thời có khả năng trong những nhận xét đầy sức khơi gợi.”

Tác giả đã đứng từ bên ngoài để quan sát, nên không có cảm nghĩ cho những cảm xúc mù quáng trước hiện thực. Bởi vậy đọc tập truyện ngắn “Một mình qua đường” của bà, bạn đọc phải tự suy ngẫm trước hiện thực. Những nhân vật trong truyện ngắn của bà thường bất lực và bế tắc. Truyện ngắn "Cơn mưa cuối mùa" kể về mối tình của Mi và Bình (cả hai đều đã lập gia đình). Tác giả không bình luận, phán xét về cuộc ngoại tình này theo quan niệm đạo đức. Mối tình ấy sống vừa đủ để làm dấy lên khát vọng sống trong Mi, đủ để soi sáng cuộc sống vất vả, đơn điệu của cô. Nhưng cuối cùng, giá trị đạo đức và quán tính sống không muốn thay đổi, không thể thay đổi được: "Em không thể làm gì được nữa. Mọi thứ đã xong xuôi rồi.". Đặt nhân vật trong bối cảnh lịch sử xã hội, các tác phẩm của Lê Minh Khuê đã đặt ra nhiều vấn đề của đời sống xã hội. "Một bi kịch nhỏ" không phải là của cá nhân một người mà là bi kịch của xã hội và lịch sử. Con người đối mặt với sự trớ trêu của số phận chính là đối mặt với sự tàn độc của chính mình. 

Không ngần ngại “thọc tay” vào những góc cạnh dữ dằn, gai góc của đời sống, kêu gọi sự tỉnh táo nhận thức, nhìn thẳng sự thật, bóc trần ảo tưởng, Lê Minh Khuê đã đặt ra một cách trực diện nhiều vấn đề thiết cốt của đời sống đương đại. Nhiều truyện ngắn của tác giả hấp dẫn người đọc bởi tính thời sự của những vấn đề xã hội đặt ra, sự tinh tế trong việc diễn tả tâm lí, cái nhìn hài hước mà chua xót về các trạng huống đời sống, sự sinh động của những chi tiết mô tả… Truyện của Lê Minh Khuê là sự phẫn nộ của lương tri con người trước những giá trị đạo đức bị hạ cấp, đảo lộn (trong một số truyện, nhà văn có lúc quên khuấy vai trò người kể khách quan để buột miệng kêu lên, thậm chí “thét lên” đầy bức xúc trước “những điều trông thấy”…). Ta có thể thấy đằng sau cái hiện thực xô bồ được mô tả với không ít trào lộng và chua xót vẫn là một tinh thần “nhập cuộc” hăng hái, niềm thiết tha đối với lí tưởng đạo đức – xã hội của tác giả. Khát vọng lí tưởng, niềm tin vào những gì tốt đẹp cuối cùng sẽ còn lại.




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận