Bị mất đi hai cánh cửa mở ra với cuộc đời, khả năng nói và khả năng nghe, Marianna Ucrìa, con người của thế kỷ XVIII (nhân vật được Dacia Maraini lấy cảm hứng từ một bà cụ tổ) chỉ còn có thể chủ yếu dựa vào thính giác và khứu giác. Sự im lặng như thể kéo dài cuộc đời của nữ công tước, cùng lúc nó cũng tăng cao cường độ của quan sát và phân tích trước bao biến cố của một nữ quý tộc với cuộc đời bị buộc chặt vào truyền thống, những sự ép buộc và nhất là thói đạo đức giả. Vừa đi qua một cuộc đời-tiêu bản của quá khứ, một số phận hòa lẫn cam chịu và đấu tranh can trường, độc giả vừa có thể hào hứng với một giọng nói của xứ sở kỳ lạ Sicilia, hòn đảo không chỉ là nơi nảy sinh biết bao huyền thoại từ rực rỡ đến đen tối mà còn là quê hương của rất nhiều nhà văn lớn nước Ý. Sicilia từng là cái nôi văn chương của Luigi Pirandello, Salvatore Quasimodo, Leonardo Sciascia, Giuseppe Tomasi di Lampedusa; đã từ lâu Dacia Maraini có đủ “tiêu chuẩn” để được đặt tên cùng những con người kiệt xuất ấy.
Nhận định
“Một cuốn sách tự định vị mình vào truyền thống văn chương với tinh thần và phong cách do Verga, De Roberto, Lampedusa sản sinh ra.”
- Corriere della Sera
“Nữ công tước Marianna Ucrìa là một câu chuyện về đặc ân và sự chịu đựng, chứ không chỉ đơn thuần là chuyện sống qua một cuộc đời. Hơn thế nữa cuốn sách còn có được một cái gì đó mang tính chất gây hồi hộp căng thẳng… Nhiều đoạn độc giả lấy làm lo lắng vì sợ sẽ phải cùng nữ công tước quay trở lại với thế giới của giọng nói… Một nhà văn kém tài hơn hẳn sẽ làm nhưng việc như thế. Sự thỏa mãn sau chót và lớn nhất ở cuốn tiểu thuyết của Maraini là nữ công tước vẫn im lặng, một cách huy hoàng.”
- The New York Times
“Năng lực lớn lao của Maraini nằm ở chỗ bà không để cuộc khám phá các ý tưởng đè bẹp đi cốt truyện, cũng không để câu chuyện che khuất các ý tưởng.”
- The Independent