“... Giận dữ đó có thể không gây được ấn tượng một cách công khai trước những đồng nghiệp da trắng hoặc những người bạn da trắng. Nhưng lại có thể nghe về điều này ở tiệm cắt tóc hoặc xung quanh bàn ăn. Có những thời điểm, sự giận dữ này được các nhà chính trị khai thác để đánh lừa những cử tri theo đường lối phân biệt chủng tộc, hoặc để che đậy những thất bại của các chính trị gia.
Hiếm khi hơn, chúng ta cũng được nghe điều này tại các nhà thờ vào mỗi sáng chủ nhật, từ bục giảng kinh hoặc từ những hàng ghế ngồi cầu nguyện. Có một thực tế là nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng sự giận dữ trong một số bài giảng đạo của Reverend Wright chỉ đơn giản là nhắc lại cho chúng ta về một sự thật cũ kỹ rằng thời gian mà sự phân biệt, đối xử thể hiện rõ rệt nhất xảy ra vào sáng chủ nhật. Sự giận dữ đó không phải đều có ích; thực tế nó lại thường làm xao lãng sự tập trung vào giải quyết vấn đề đang diễn ra; nó cũng khiến cho chúng ta không dám đối diện trực tiếp với những sai lầm của chúng ta, và ngăn cộng đồng người Mỹ gốc Phi hình thành những liên minh mà cộng đồng này cần để mang lại những thay đổi thực sự. Nhưng sự giận dữ này là có thật, nó có sức mạnh và việc giũ bỏ, kết án nó mà không quan tâm đến người dân sẽ chỉ làm tăng sự thiếu hiểu biết lẫn nhau vốn đã tồn tại giữa các chủng tộc.
Thực tế, những giận dữ tương tự cũng tồn tại trong các tầng lớp của cộng đồng người da trắng. Hầu hết tầng lớp lao động và trung lưu người Mỹ da trắng không cảm thấy những ưu đãi mà họ được hưởng từ chủng tộc của họ. Về phía họ mà nói thì họ cũng phải trải qua những thăng trầm trong quá trình di cư, không ai cho họ bất cứ thứ gì, họ cũng không phải gây dựng bắt đầu từ bàn tay trắng. Họ phải làm việc vất vả để mưu sinh, họ cũng bị mất việc và lương hưu của họ bị mất giá so với cả cuộc đời lao động của họ. Họ cũng lo lắng cho tương lai của họ, và cảm thấy những giấc mơ của họ cứ tuột mất dần; trong thời buổi khó khăn, cạnh tranh toàn cầu diễn ra quyết liệt, cơ hội đến giống như trong cuộc chơi kẻ được người mất trong đó giấc mơ của bạn đạt được bằng cái giá của tôi. Vì vậy, mỗi khi họ đề nghị cho con của họ đi xe buýt tới trường, mỗi khi họ nghe thấy có một người Mỹ gốc Phi nào được hưởng điều kiện thuận lợi nào đó trong việc tìm được một công việc tốt hoặc bằng mà họ chẳng bao giờ chịu thừa nhận; mỗi khi họ nói đến nỗi lo lắng của họ về tình trạng phạm tội ở các khu vực lân cận vùng đô thị có phần nào mang tính định kiến, sự oán ghét lên theo thời gian...” (Trích Bài phát biểu của Thượng nghị sĩ Barak Obama tại Philadelphia).
Mục lục:
Bài diễn văn từ biệt của tổng thống Mỹ Georege Washington
Bảng thông điệp liên bang đầu tiên
Ngôi nhà bị chia rẽ
Bài diễn văn Gettysburg
Nhiệm vụ của công dân Mỹ
Chủ nghĩa dân tộc mới
Cánh đồng kim cương
Thông điệp chiến tranh
Lời nguyện cầu bình an
Bài diễn văn từ biệt
“Tôi có một ước mơ”
“Tôi đã lên đến đỉnh núi”
“Người đàn ông và chiếc cào”
Về vụ ám sát ngài Martin Luther King
Bài diễn thuyết đầu tiên của Nixon về vụ Watergate
Bài diễn văn thứ hai của Nixon về vụ Watergate
Nixon tiết lộ các cuộn băng về Watergate
“Bổn phận, danh dự, tổ quốc”
Bài diễn văn của thượng nghị sĩ John Mccain với hội nghị lãnh đạo Thiên Chúa giáo miền Nam
Bài phát biểu của thượng nghị sĩ Hillary Clinton trong ngày bầu cử tại Philadelphia
Bài phát biểu của thượng nghị sĩ Hillary tại bữa tiệc Mansfield-Metcalf của đảng dân chủ tại Montana
Bài phát biểu của Hillary tại đại học George Washington
Bài phát biểu của Hillary Rodham Clinton về chính sách ngoại giao tại trường đại học George Washington
Bài phát biểu của thượng nghị sỹ Barak OBAMA tại Philadelphia
Bài phát biểu của thượng nghị sỹ BaraK OBAMA sau khi ông giành chiến thắng trong cuộc đua tới vị trí
Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ tại bang Nam Carolina