Những truyện kể thần tiên phản ánh cá tính của Oscar Wilde, cách nói và cách sử dụng ngôn từ của ông, thể hiện sự hiểu biết uyên thâm của ông về Kinh Thánh và chứng tỏ trình độ học vấn cao. Qua các truyện kể chứng tỏ ông là người học vấn cao, là người đọc nhiều biết rộng.
Các câu chuyện kể của Wilde trong tập truyện này thể hiện truyền thống truyện kể thần tiên của châu Âu đặc biệt đươc viết bởi các tác phẩm của Frenchman Charles Perrault (1628-1703); Tác phẩm truyện cổ Đức của anh em Grimm, Jacob (1785-1863) và Wilhelm Karl (1786-1859); và bậc thầy tuyệt vời của thế kỷ mười chín là Hans Christian Andersen (1805-1875). Điểm chung trong tác phẩm của ông cũng như của Perault, the Brothers Grimm, Hans Christian Andersen là tình yêu đối với ngôn từ, sự uyên thâm ngôn ngữ, sự lôi cuốn bởi các kịch tính.
Tính lãng mạn và lập dị, sự ám ảnh với vẻ đẹp cơ thể, sự tin tưởng ở lễ Chúa Giê-Su hiển linh, yếu tố của tính đa cảm và trầm cảm, sự mong muốn hiểu được bản chất của đau khổ và tình yêu. Cả năm người đàn ông nổi tiếng trên đều có gốc rễ sâu xa với truyền thông văn hóa dân gian ở các nước sinh thành ra họ. Mỗi người ở mỗi con đường đi của riêng mình đều chịu ơn nền văn hóa và di sản văn học của đất nước...
Oscar Wilde đứng về phía những nhân vật chính trong truyện của ông, những nghệ sỹ, nạn nhân vô tội trong trắng, chứ không phải những người sống bạt mạng than thân trách phận. Đúng hơn, ông đã vượt ra ngoài những vấn đề của cá nhân riêng biệt và tạo nên biểu tượng trái ngược nhau giữa những người nghệ sỹ tiên phong và xã hội trong thời đại của ông. Ngọn lửa trong các truyện thần tiên của ông đã soi sáng những mảnh đời bất hạnh và chúng đã cuốn hút bạn đọc phải nghiền ngẫm đến cảnh bi đát của những nhân vật chính trong sự tôn trọng. Với tinh thần này những truyện kể thần tiên của Oscar Wilde có tính tôn giáo thức tỉnh chúng ta xem xét lại bản chất của tính nhân đạo trong buổi bình minh của nền văn minh đương đại.