Khi trẻ lên 6 tháng tuổi, sữa mẹ hay sữa công thức không thể cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết so với sức lớn của trẻ. Hơn nữa ở khoảng tháng tuổi này, nguồn dự trữ các chất dinh dưỡng như chất sắt từ trong bào thai của trẻ đã cạn kiệt, cần phải được bồi hoàn lại. Vì vậy, bữa ăn của trẻ phải được chuyển đổi sang thức ăn đặc hơn, có độ đậm dinh dưỡng cao hơn sữa để đáp ứng đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Đây là thời kỳ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm, khởi đầu quá trình tập làm quen với các thức ăn khác sữa.
Những Rắc Rối Thường Gặp Khi Bé Ăn Dặm - Xây Dựng Thực Đơn Cho Trẻ Từ 4-12 Tháng trình bày lần lượt các vấn đề thường gặp, gây khó khăn cho các bà mẹ trong thời kỳ cho con ăn dặm và cách khắc phục chúng. Bên cạnh đó là các khung xây dựng khẩu phần và thực đơn hàng ngày, hàng tuần cho trẻ ở các lứa tuổi từ 4 đến 12 tháng. Các bà mẹ có thể dựa vào đó để thực hiện, chế biến các món ăn ngon miệng, hấp dẫn và giàu dinh dưỡng khác nhau, làm cho thực đơn ăn dặm của con mình thêm đa dạng và phong phú.