Sách: Những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
 

vi
320

Mô tả

 

Tác giả: PGS, TS. Nguyễn Quốc Phẩm – PGS, TS. Đỗ Thị Thạch (Đồng chủ biên)

Số trang: 320 trang

Hai mươi lăm năm qua, đất nước bước vào công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đối với vận mệnh của dân tộc, sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo nên thế và lực mới để Đảng và nhân dân ta thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thành tựu của 25 năm đổi mới là cơ sở thực tiễn hết sức quý báu giúp Đảng ta nhận thức đầy đủ hơn trong việc vận dụng, thực hiện sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới ở Việt Nam; đồng thời giúp Đảng ta rút ra những bài học bổ ích cho quá trình tiếp tục nhận thức đúng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đại hội XI của Đảng khẳng định: "Thực tiễn phong phú và những thành tựu đạt được qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chúng ta một lần nữa khẳng định: chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho dân tộc ta có độc lập, tự do thực sự, đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc".

Đến nay, dẫu đã có nhiều công trinh nghiên cứu với nhiều thành quả nhưng hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và phát triển. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những nhận thức về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội của 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, rút ra bài học quý, chỉ rõ những vấn đề đang đặt ra, xu hướng triển vọng của đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở VIệt Nam trong những thập kỷ tới tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng và hành động trong toàn bộ hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nhu cầu bức xúc ở nước ta hiện nay.

Từ sự phân tích trên cho thấy, việc triển khai công trình Những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thực sự thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

Để giúp bạn đọc có thêm tư liệu về những vấn đề lý luận, cũng như góp phần tìm lời giải đáp có sức thuyết phục cho những câu hỏi mà thực tiễn đặt ra về chủ nghĩa xã hội với những đặc trưng đầy đủ, đích thực về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản cuốn sách Những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Cuốn sách là kết quả nghiên cứ của Đề tài Những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thuộc Chương trình "Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006-2010", mã số KX. 04/06-10 do Hội đồng lý luận Trung ương chủ trì, PGS, TS. Nguyễn  Quốc, PGS, TS. Đỗ Thị Thạch làm chủ nhiệm đề tài.

Cuốn sách gồm bốn chương:

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nhận thức về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong 25 năm đổi mới

Chương II: Những điểm mới trong nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một số bài học kinh nghiệm

Chương III: Những vấn đề đặt ra. Dự báo xu hướng phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong những thập kỷ tới

Chương IV: Một số định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm bổ sung, phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong những thập kỷ tới

Mục tiêu của công trình là tổng kết, khái quát lại những vấn đề cơ bản trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở VIệt Nam trong 25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991; bước đầu dự báo những xu hướng, triển vọng của chủ nghĩa xã hội Việt Nam trong vài thập niên tiếp theo và đưa ra những giải pháp góp phần nhận thức đúng về chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nhằm tạo lập sự thống nhất về nhận thức và hành động, khẳng định niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở VIệt Nam.

Để đạt tới các mục tiêu trên, công trình tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu sau:

-          Làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn cho nhận thức về chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

-          Khái quát những nhận thức mới của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991; rút ra một số bài học chủ yếu

-          Chỉ ra những vấn đề đặt ra và dự báo một số xu hướng phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hôi ở Việt Nam trong những thập kỷ tới

-          Nêu một số định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Nguyễn Minh Ý




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận