Sách: Nhiệm Chính Phi

Nhiệm Chính Phi
84.000
53a6e5577f8b9aec248b45a7

vi
302
15,5 x 24 cm

Mô tả

Nhiệm Chính Phi sáng lập Tập đoàn Huawei-hiện là doanh nghiệp cung cấp giải pháp điện tử viễn thông hàng đầu thế giới.

Tập đoàn có 40.000 nhân viên. Tính đến tháng 6 năm 2006, Huawei đã thực hiện thành công hơn 40.000 dự án. Doanh số bán hàng năm 2005 của Huawei đạt 46,9 tỷ NDT , lợi nhuận đạt 5,15 tỷ NDT. Đến năm 2008, doanh số là 23,3 tỷ USD. 

Theo bình luận của Tạp chí Time, Huawei đã chính thức tham gia vào quá trình toàn cầu hoá cùng với các công ty lớn như Cisco, Ericsson; là đối thủ cạnh tranh "nguy hiểm nhất" trong số các tập đoàn viễn thông lớn. Năm 2006, Tạp chí Newsweek của Mỹ đã nhận định, Huawei cùng đẳng cấp cạnh tranh với hệ thống các công ty điện tử viễn thông lớn nhất thế giới như Lucent Technologies, Sony Ericsson, Cisco. Nhiệm Chính Phi - Những câu nói kinh điển
 
 - Thành công là gì ? Thành công là giống như những doanh nghiệp Nhật Bản, dù trong hoàn cảnh "thập tử nhất sinh" nhưng vẫn kiên cường tồn tại. Đó mới là thành công thực sự.
 
 - Sức mạnh lớn nhất của Huawei chính là con người. Tất nhiên là chỉ  những con người có tinh thần phấn đấu, vô tư, có kỉ luật tốt và có kĩ năng.
 
 - Chúng ta phải luôn luôn cố gắng không mệt mỏi, từng bước cải thiện quản lý. Chỉ có trên cở sở của sự cải thiện chúng ta mới có thể tiếp cận gần hơn chế độ quản lý tiên tiến của các nước phát triển.
 
Cá nhân tôi không có lý tưởng xa xôi. Điều tôi suy nghĩ đó là hai, ba năm tiếp theo chúng ta phải làm gì, làm thế nào để có thể tồn tại được.
Tôi rất coi trọng những tiến bộ quản lý gần đây, chứ không phải là những mục tiêu dài hạn. Tiếp tục tồn tại luôn là nguyên lý hàng đầu.
 
Trích đoạn sách hay:
 
"Đối với một công ty, bất luận phải vượt qua yêu cầu của toàn cầu hóa kinh tế hay là kết quả đương nhiên mà phát triển lên thì con đường phát triển theo xu hướng quốc tế hóa vẫn là lựa chọn tất yếu. Cùng với sự hình thành cách thức cạnh tranh mới "Quốc tế hóa thị trường trong nước, quốc tế hóa cạnh tranh quốc nội", các công ty Trung Quốc vẫn phải đối mặt với hai lựa chọn: hoặc là để các công ty, doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa và chiến thắng, hoặc là đứng lên nghênh chiến với họ. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế bắt buộc các công ty Trung Quốc phải thay đổi mình, quốc tế hóa công ty mình. Ngoài ra, với tình hình ngày càng bão hòa của thị trường trong nước, việc vươn ra thị trường thế giới là một lựa chọn đúng đắn cho các công ty Trung Quốc để có một không gian phát triển rộng lớn hơn.
 
Trong tiến trình quốc tế hóa, việc làm này của Huawei có thể đưa công ty phát triển như vũ bão và cũng sẽ gặt hái được nhiều thành quả. Điều đó có thể là thử nghiệm của những công ty đang đắn đo lựa chọn con đường quốc tế hóa, đang muốn lấy quốc tế hóa làm chiến lược phát triển mở rộng công ty. Vì thế, nó có một ý nghĩa tích cực cho việc làm gương, tiên phong cho sự phát triển.
 
Chúng ta phải tích cực mở rộng thị trường nước ngoài: "Phương Đông không sáng, phương Tây sáng, phương Bắc có tối, còn phương Nam". Mở rộng thị trường ra nước ngoài đồng nghĩa với việc mở rộng không gian tồn tại phát triển, nâng cao khả năng sinh tồn và giá trị của mình. Nhân viên của chúng ta cũng cần nhanh chóng gia nhập thị trường mới này. Các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển, nền kinh tế còn tồn tại sự mất cân bằng khá nghiêm trọng, đồng thời cũng có rất nhiều cơ hội, nên tôi tin vào việc khai thác thị trường ở những quốc gia này. Chúng ta cần tích cực ra nước ngoài nhiều hơn, phát triển nhiều hơn mới có thể giải quyết vấn đề mất cân bằng trong công ty chúng ta. Như vậy, mặc dù thị trường trượt dốc, nhưng chúng ta biết phối trí hợp lý, hiệu quả, lợi ích sẽ tăng cao.
 
"Phương Đông không sáng, phương Tây sáng, phương Bắc có tối, còn phương Nam". Đây là câu nói Nhiệm Chính Phi nhắc đến nhiều nhất trong những năm 2002. Trong năm này, ngành viễn thông trong nước phải hứng chịu "mùa đông khắc nghiệt", Huawei cũng không ngoại trừ, công ty rơi vào tình trạng ảm đạm. Trong hoàn cảnh đó, phát triển ra thị trường nước ngoài của Huawei cuối cùng cũng khởi sắc. Quý I năm 2002, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Huawei vượt ngưỡng trong nước, sáu tháng đầu năm đạt 300 triệu đôla, tăng gấp hai lần so với cùng kì năm 2001.
 
Năm 2002, mức tiêu thụ của Huawei lên 22,1 tỉ đôla, kim ngạch xuất khẩu gần 550 triệu đôla, chiếm gần 20% tổng doanh số bán ra. Từ đó, vai trò của thị trường nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng. Sáu tháng đầu năm 2003, doanh số bán hàng của Huawei là 12 tỉ nhân dân tệ, trong đó tại thị trường nước ngoài đạt 350 triệu đôla, chiếm 24% tổng kim ngạch của sáu tháng đầu năm. Huawei cuối cùng cũng tìm ra được con đường sống, phát huy vai trò quan trọng trong nền kinh tế "ảm đạm" trong nước. Công lao này thuộc về chính sách phát triển ra nước ngoài sáng suốt của Nhiệm Chính Phi trong những năm 1996 và trước đó.
 
Ngay từ năm 1994, khi công nghệ số tổng đài điện thoại có được vị trí trên thị trường, Nhiệm Chính Phi đã có dự cảm về một cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa thị trường Trung Quốc và thị trường quốc tế. Quả nhiên năm 1995, cơ cấu thị trường thông tin Trung Quốc có sự thay đổi lớn. Một mặt, thị trường quốc tế suy thoái đe dọa sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Một mặt, do yêu cầu quốc tế hóa của thị trường ngày càng khắt khe, dẫn đến thị trường Trung Quốc chính là mục tiêu cần nắm bắt của đàn anh, đàn chị trong lĩnh vực thiết bị viễn thông quốc tế, điều đó rất dễ đẩy Huawei vào thế suy yếu, cũng như tạo áp lực cho Huawei và các công ty cùng ngành khác. Sự thật là sau năm 2000, cuộc cạnh tranh về giá cả để giành thị trường giữa các công ty nước ngoài và Huawei diễn ra rất quyết liệt.
 
Trong hoàn cảnh cạnh tranh quyết liệt đó, Huawei rơi vào tình trạng chỉ còn một lựa chọn bắt buộc. Nhiệm Chính Phi tổng kết lại như sau:
 
Đội ngũ nhân viên của chúng ta còn quá trẻ, lại trưởng thành trong môi trường phát triển thuận lợi, ổn định của công ty, vì thế kinh nghiệm ứng phó với khó khăn nguy hiểm rất yếu kém, chưa từng gặp phải thách thức cần phải nhân đây để nhanh chóng nắm bắt thị trường, củng cố vị trí dẫn đầu, nếu không một chút lợi thế dẫn đầu cũng không còn nữa, không nỗ lực thì không có gì hết. Trong lúc cạnh tranh thì chúng ta phải nhanh chóng cạnh tranh. Hiện nay chúng ta không phải trong giai đoạn nguy hiểm, nhưng nếu trong vòng 3 đến 5 năm mà không quốc tế hóa được đội ngũ nhân viên thì thị trường Trung Quốc đã thực sự bão hòa, chúng ta chỉ còn cách ngồi chờ chết!
 
Năm 1996, khi cùng các giáo sư của trường Đại học Nhân dân Trung Quốc thảo ra "Điều lệ cơ bản Huawei", Nhiệm Chính Phi bày tỏ quan điểm cần thiết phải xây dựng Huawei thành công ty mang tầm vóc quốc tế. Cùng thời gian này, con đường quốc tế hóa của Huawei chính thức bước vào giai đoạn khởi đầu.
 
Năm 1996, Huawei bắt đầu bước vào thị trường quốc tế, đây trở thành trọng tâm chiến lược phát triển của công ty. Trong thời gian gia nhập thị trường quốc tế, công ty vẫn tiếp tục sử dụng sách lược "nông thôn bao vây thành thị" trước đây ở trong nước, và ngắm vào anh bạn láng giềng thân thiết - Hồng Kông. Năm 1996, Huawei kí hợp đồng hợp tác với doanh nghiệp viễn thông thực nghiệp Trường Giang, Huawei đưa ra sản phẩm chủ đạo là tổng đài điện thoại. So với các sản phẩm cùng loại, ngoài lợi thế về giá cả cạnh tranh, Huawei còn có môi trường nghiệp vụ viễn thông năng động mới, vì thế trong cuộc cạnh tranh với công ty viễn thông của Hồng Kông Huawei có ưu thế rõ rệt. Hợp tác lần này đem lại cho Huawei không ít kinh nghiệm, nhất là những kinh nghiệm "khắt khe" về phục vụ và chất lượng, đồng thời thúc đẩy chất lượng sản phẩm và kỹ năng phục vụ của Huawei ngày càng gần hơn với tiêu chuẩn quốc tế.
 
Năm 1997, 1998 Huawei không có điểm sáng nào trên thị trường quốc tế. Trước năm 1999, Huawei liên tục trên trường quốc tế, lúc bấy giờ Huawei chỉ như một khách qua đường, mọi cố gắng như muối bỏ biển, chẳng đem lại kết quả nào.
 
Ông Lý Kiệt phụ trách tuyên truyền của Huawei sau này nhớ lại: "Giai đoạn lúc bấy giờ thật sự rất cực khổ. Mỗi người phụ trách chạy đi chạy lại vài quốc gia nhưng không có đơn vị nào muốn hợp tác. Lần đầu tiên có hy vọng là năm 1999, khi Việt Nam và Lào chính thức trở thành hai nước hợp tác với Huawei trên trường quốc tế". Giai đoạn này trọng tâm khai thác phát triển của Huawei là các nước đang phát triển.
 
Thời gian này, Nhiệm Chính Phi đã tìm ra sự khác biệt giữa Huawei với các công ty quốc tế lớn khác. Ông phát hiện ra thời gian quay vòng tiền và nghiên cứu khai thác của Huawei thật sự có vấn đề, tất cả đều mất nhiều thời gian hơn các công ty khác rất nhiều. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất ở các con số, như năm 1999, toàn bộ doanh thu tại thị trường nước ngoài của Huawei chưa đến 4% tổng doanh thu của các công ty.
 
Sau năm 2000, Huawei bắt đầu mở rộng thị trường ra các khu vực khác, bao gồm cả các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia và các nước Trung Đông, châu Phi. Ở thị trường Thái Lan, đất nước có khá nhiều người Hoa định cư, Huawei liên tục có đơn đặt hàng mạng di động thông minh. Bên cạnh đó, tại những thị trường tương đối phát đạt như Nam Phi, Huawei cũng có được thành công nhất định trong việc bán sản phẩm.
 
Tổng kim ngạch bán ra tại Nga năm 2001 của Huawei là hơn 100 triệu đôla, năm 2003 là hơn 300 triệu đôla, trở thành nhà cung ứng thiết bị quốc tế hàng đầu tại đây từ trước đến nay.
 
Điểm xuất phát của Huawei tại thị trường Tây Âu được bắt đầu từ năm 2001 với việc xuất khẩu sản phẩm lưới quang 10G SDH của Huawei sang Đức, cùng với việc hợp tác với các đại lý nổi tiếng bản địa, các sản phẩm của công ty chính thức được gia nhập vào đội ngũ các quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh. Năm 2003, doanh thu bán hàng của Huawei đạt gần 30 triệu đôla.
 
Riêng tại thị trường Bắc Mĩ, đây không những là thị trường thiết bị điện tử lớn nhất thế giới mà còn là pháo đài khó đánh hạ nhất của Huawei. Ngày 4 tháng 6 năm 2002, Huawei thành lập công ty Future - wei tại Mĩ, cung cấp các mặt hàng cần thiết cho các doanh nghiệp bản địa.
Thành công tại nơi có nhiều nhất đối thủ, mạnh nhất tại thị trường Mĩ đã đánh dấu việc Huawei chính thức bắt đầu bước vào tiến trình quốc tế hóa."
 
 
Thông tin tác giả:
 
Cung Văn Ba - Là nhà cố vấn quản lý chuyên nghiệp, Cung Văn Ba đã cung cấp dịch vụ tư vấn cho nhiều công ty, tập đoàn lớn của Trung Quốc.
 

Từ nhiều năm nay ông đã  chuyên tâm nghiên cứu về tập đoàn Huawei và nhà sáng lập Nhiệm Chính Phi. 

 
Thông tin về cuốn sách:
 
Tên sách:  Nhiệm Chính Phi
Tác giả: Cung Văn Ba
Giá: 84.000 VNĐ
Số Trang: 302 trang
Nhà xuất bản: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Khổ: 15,5 x 24 cm
 
 
 
 
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

ĐỌC SÁCH EBOOKS:

- Alezaa:http://m.alezaa.com/view.php?id=T7rRz3i97Jz

- Lạc Việt: 

- Viettel: 

- Smartebook: http://bookmate.vn/detail.aspx?bookid=10604

 


Đặt mua tại:
 
 
Hoặc: Các kênh phân phối sách của Thaihabooks
 
+ Hệ thống phát hành miền Bắc:
 
 
+ Hệ thống phát hành miền Trung:
 
 
+ Hệ thống phát hành miền Nam:
 
 

1036



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận