Sách: PHONG THỦY ĐỊA LÝ TẢ AO - Tập II: Tầm long gia truyền bảo đàm

PHONG THỦY ĐỊA LÝ TẢ AO - Tập II: Tầm long gia truyền bảo đàm
98.000
1970

vi
14.5x20.5 cm

Mô tả

 

Điạ lý tả Ao ra đời, trong đó chúng tôi giới thiệu tập địa lý thứ hai: Dã đàm Tả Ao (Tầm long gia tryền bảo đàm) tức là bộ này.

Từ khi xuất bản cuốn thứ nhất cho đến nay, chúng tôi được biết luôn luôn quý vị mong mỏi có cuốn kế tiếp.

1. Cuốn trước nặng về loan đầu, cuốn sau này nặng về lý khí và hai cuốn này trở nên một cặp thư hùng về căn bản địa lý. Muốn được như vậy phải chuẩn bị cho nó thật chu đáo mới khỏi phụ lòngđộc giả trông mong, mới xứng với tập trước và mới hoàn thành sứ mạng việc soạn thảo cổ thư.

2. Từ trước tới nay, đã có bao nhiêu man thư về địa lý mà toàn dựa vào lý khí để làm man thư nên cuốn này, nặng về phần khí, phải làm cho rõ đâu là chân và đâu là cái ngụy của khoa học địa lý, nên tác giả phải ôn lại trên mười bộ sách địa lý vừa cổ thu bí truyền vừa có bán trên thị trường để đối chiếu và loại bỏ đi những phần nào có thể làm cho độc giả dẽ nhầm lẫn khi đọc nó. Ngoài ra cũng phải phân biệt chỗ nào quan trong trọng, chỗ nào kém quan trọng, để nhấn mạnh những chỗ quan trọng, chỗ nào kém quan trọng, cho độc giả mau có ý thức chính xác về phần lý khí, để đỡ nhầm lẫn, bởi nhầm về lý khí thì rất tai hại.

3. Nói là lý khí, nhưng thực thể của nó vẫn là loan. Nếu quên thực thể mà trình bày nguyên nhân những gì trìu tượng, vẫn có thể làm độc giả khó nhận chân, nên các phần lý khí trên sách đều được tác giả cố gắng dung hòa với loan đầu cho có cả thể (loan đầu) và dụng (lý khí) mới là toàn bích.

4. Phần lý khí, nói hết ra một cách quá phân tích sẽ làm mất hứng thú sáng tác của dộc giả, và cũng sẽ lại tạo nên hậu quả tai hại là dễ nệ vào phân tích mà quên tổng hợp. Khoa địa lý cũng như nhiều khoa khác phải sử dụng cả phân tích lẫn tổng hợp cùng một luc mới thành công.

Do đó tác giả phải dấu những điều tỷ mỷ dễ nhầm lẫn, nhưng thập phần quan trọng vào những câu, những chữ mà chỉ những ai dùng sự tận kỳ đạo mới khám phá ra. Nếu chỉ đọc không, chỉ lãnh hội được phần nào sự diệu ảo của nó và vừa đủ cho kiến thức thông thường về địa lý ...

Bộ địa lý tả Ao nặng về mô tả và định nghĩa thì bộ Dã Đàm Tả Ao lại bắt đầu thoát phép mô tả để tiến lên phần luận. Phần luận sẽ làm cho nhiều quý vị mới học ưa thích vì nó như đưa quý vị đến nhiều khía cạnh đặc sắc hơn, nhưng nếu nếu nệ vào nó quá sẽ bị nhầm lẫn, nên một số cac vị chân sư đã muốn chúng tôi bỏ đi. Sau khi suy đi xét lại các vị lại đồng ý là có thể để được, vì nếu học cao hơn, nhất định phải vượt từ mô tả, qua luận, rồi lên đến triết mới hi vọng đạt được cao nhất: " Khai phóng mà vẫn không sai nhầm" của khoa địa lý. Đạt được đến đây mới thành chân sư của khoa địa lý.

MỤC LỤC:

Phần 1: Dã đàm tả ao

Phần 2: Địa lý gia truyền

Phần 3: Địa lý trị soạn phú

Trân trọng giới thiệu!




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận